Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Số trang: 32      Loại file: doc      Dung lượng: 487.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (32 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục "Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu lý luận về quản lý xây dựng VHNT của trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập và thực trạng quản lý xây dựng VHNT của các trường MN tư thục có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận án đề xuất các giải pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường mầm non trong bối cảnh đổi mới hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---------- TRỊNH NGỌC TOÀN QUẢNLÝXÂYDỰNGVĂNHÓANHÀTRƯỜNGTRONGCÁCTRƯỜNGMẦMNONCÓTỔCHỨCGIÁODỤC HÒANHẬP TRÊNĐỊABÀNTHÀNHPHỐHẢIPHÒNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤCNgười hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến TS. Trương Thị Thúy Hằng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi ...... giờ...... ngày ....... tháng ........ năm ...........Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Quản lý Giáo dục 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo;xác định giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội.Vai trò của giáo dục được thể hiện trước hết với thế hệ trẻ, trong đó, trẻ em ở bậc họcGDMN cần phải được quan tâm đặc biệt. Bởi lẽ, giáo dục mầm non là bậc học đầutiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là tiền đề quan trọng, làm nền tảng cho cácbậc học sau này. Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về GDMN đều cho rằng: sựphát triển trong những năm đầu đời có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của cả cuộcđời con người, đặc biệt là giai đoạn từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn vàng để con ngườiphát triển và hoàn thiện, mọi tác động giáo dục trong giai đoạn này góp phần quantrọng trong việc hình nên nhân cách sau này của đứa trẻ. Trong số trẻ em học tập tại các trường MN, hiện nay, số trẻ khuyết tật đếntrường ngày càng gia tăng. Theo báo cáo khảo sát tổng cục dân số - kế hoạch hóa giađình năm 2018 cho thấy, tỷ lệ trẻ khuyết tật ở tuổi MN ở nước ta là 2,74%. Như vậy,ước tính cả nước hiện có khoảng 141.745 trẻ khuyết tật độ tuổi mầm non; và ở HảiPhòng có khoảng 3.199 trẻ khuyết tật ở độ tuổi MN [14, tr.88]. Đây là nhóm trẻ chịunhiều thiệt thòi, đòi hỏi phải được giáo dục bằng phương thức phù hợp, tinh tế. Trongđó, giáo dục hòa nhập là một phương thức giáo dục mang lại hiệu quả cao cho trẻkhuyết tật nói chung và đặc biệt đối với trẻ khuyết tật ở lứa tuổi MN. Giáo dục hòa nhập là một xu thế tất yếu chung của xã hội hiện nay. Trên thếgiới, GDHN đã đưa vào thành chính sách với tất cả trẻ em. Ở Việt Nam, Nhà nước tacũng đã khẳng định “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu đối vớingười khuyết tật” [41]. Lí luận và thực tiễn cũng đã chứng minh, GDHN không những mang lại lợi íchcho trẻ khuyết tật mà còn cho cả trẻ bình thường. Tuy nhiên đến nay, việc thực hiện GDHN nói chung cũng như GDHN trongcác trường MN ở nước ta còn nhiều hạn chế, trong đó, những rào cản xã hội trongthực hiện GDHN là một thách thức không nhỏ như: điều kiện môi trường sống chưaphù hợp, tính thực thi pháp luật chưa cao và đặc biệt là vẫn còn đó thái độ kỳ thị củaxã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, Nghị quyết 33/NQ-TW của Trung ương về Xây dựng và phát triển vănhóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Quyết định số1299/QĐ-TTg của Chính Phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trongtrường học giai đoạn 2018-2025” [8]. Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đánh giá sơ kết 05 năm thựchiện Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành độngthực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW trong đó đã phân tích đánh giá cụ thể những kếtquả đạt được, những tồn tại hạn chế đồng thời cũng chỉ ra những nhiệm vụ tiếp tụctriển khai trong giai đoạn tiếp theo. Xác định môi trường văn hóa có vai trò quantrọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống của thế hệ trẻtrong giai đoạn hiện nay. Xây dựng mô hình VHNT tích cực là giải pháp hữu hiệu cho các trường MNcó tổ chức GDHN hoàn thành tốt nhiệm vụ GDHN. VHNT giúp nhà trường trở thànhmột biểu tượng văn hóa đặc trưng mang phong cách riêng, tạo ra môi trường GDHN 2thân thiện, đầy tính nhân văn. Văn hóa nhà trường đã xóa bỏ đi những rào cản hòanhập trong nhà trường, nâng cao chất lượng GDHN. Để xây dựng VHNT thành công, các trường MN có tổ chức GDHN cần quantâm đến công tác QL xây dựng VHNT của trường mình. Bởi mục tiêu cuối cùng củaquản lý xây dựng VHNT trong các trường MN có tổ chức GDHN là nhằm hướng tớiviệc xây dựng VHNT cho nhà trường đó một cách hiệu quả thông qua sự tác độngcủa nhà QL. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về QL xây dựng VHNT trong các trườngMN có tổ chức GDHN hiện nay ở nước ta cũng như tại Hải Phòng còn ít được chú ý;hoặc do nhận thức vấn đề còn hạn chế nên dẫn đến việc xây dựng VHNT đa số cònnặng về hình thức, không mang lại hiệu quả cao cho sự phát triển nhà trường cũngnhư nâng cao chất lượng GDHN. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý xây dựng văn hóa nhà trườngtrong các trường mầm non có tổ chức GDHN trên địa bàn thành phố Hải Phòng”được lựa chọn để nghiên cứu.2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý xây dựng VHNT của trường mầmnon có tổ chức giáo dục hòa nhập và thực trạng quản lý xây dựng VHNT của cáctrường MN tư thục có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng,luận án đề xuất các giải pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dụccủa các trường mầm non trong bối cả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: