Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Ảnh hưởng của hạn hán đến quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Số trang: 52      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.94 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài được thực hiện với những phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận mới trên thế giới, mục tiêu chung của nghiên cứu này nhằm đánh giá được thực trạng và ảnh hưởng của hạn hán đến quản lý và sử dụng đất trồng lúa ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đề xuất một số giải pháp thích ứng với hạn hán trong công tác quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Ảnh hưởng của hạn hán đến quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ***** TRẦN THỊ PHƯỢNGẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã số: 9.85.01.03 Huế - 2019Công trình hoàn thành tại:Trường Đại học Nông Lâm, Đại học HuếNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Văn ChươngPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Đà Nẵng là một thành phố lớn ven biển nằm trong vùng kinhtế trọng điểm miền Trung, Việt Nam. Kể từ khi trở thành thành phốtrực thuộc Trung ương (năm 1997) cho đến nay, Đà Nẵng đã cónhững bước phát triển nhanh chóng và được xem là một trongnhững thành phố có tốc độ đô thị hóa tương đối nhanh và mạnh.Trong những năm gần đây, diện tích đô thị của thành phố liên tụcmở rộng với tốc độ đô thị hóa cao. Hòa Vang là huyện đất liền duynhất của thành phố, với diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớnso với tổng diện tích tự nhiên. Theo kết quả báo cáo thống kê đấtđai trong những năm gần đây cho thấy diện tích đất trồng lúa trênđịa bàn huyện có xu hướng giảm mạnh. Vào mùa khô trên địa bànhuyện thường xảy ra hiện tượng khô hạn, thiếu nước phục vụ sảnxuất lúa. Với tốc đô đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, việc chuyểnđổi diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào các mục đích khác sẽlà thách thức lớn không chỉ đối với người nông dân mà ngay cả đốivới các ban ngành liên quan tại huyện. Chính vì vậy, trong phươngán quy hoạch sử dụng đất của huyện Hòa Vang đến năm 2020, diệntích đất trồng lúa trên địa bàn huyện chỉ giảm nhẹ. Trước thực trạng đó, việc đánh giá mô phỏng ảnh hưởng củahạn hán đến biến động sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn huyệnHòa vang là việc làm cần thiết và có tính chiến lược, góp phần thựchiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậutheo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg đã được Thủ tướng chínhphủ phê duyệt ngày 02/12/2008và Chỉ thị 04/CT-TTg của Thủtướng Chính phủ ngày 4/2/2016 về việc thực hiện các biện phápcấp bách phòng chống hạn và xâm nhập mặn. Trên cơ sở đó, có thểđề xuất các giải pháp thích ứng với hạn hán trong quá trình quản lývà sử dụng đất trồng lúa, nhằm hỗ trợ cho các bên liên quan trongquá trình ra quyết định lập kế hoạch sử dụng đất, xây dựng phươngán quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là người nông dân có thể chủđộng và thích ứng tốt hơn trong quá trình sử dụng đất trồng lúa.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện với những phương pháp nghiên cứu vàcách tiếp cận mới trên thế giới, mục tiêu chung của nghiên cứu nàynhằm đánh giá được thực trạng và ảnh hưởng của hạn hán đếnquản lý và sử dụng đất trồng lúa ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà 2Nẵng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp thích ứng với hạn hán trongcông tác quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a.Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung và hoànthiện cơ sở lý luận và luận cứ khoa học về đánh giá mức độ hạnhán và ảnh hưởng của hạn hán đến quản lý và sử dụng đất trồnglúa. Đồng thời, kết quả của công trình nghiên cứu này còn là tàiliệu có giá trị cho quá trình học tập, đào tạo và nghiên cứu khoahọc của ngành Quản lý đất đai, ngành Nông nghiệp và một sốngành khác có liên quan. b.Ý nghĩa thực tiễn Trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng ngày càngnghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, kết quả nghiên cứu của đềtài sẽ hỗ trợ cho các bên liên quan trong quá trình ra quyết địnhliên quan đến quản lý đất đai, lập kế hoạch sử dụng đất, xây dựngphương án quy hoạch sử dụng đất, các đề án phát triển sản xuấtnông nghiệp, đặc biệt là giúp người nông dân chủ động và thíchứng tốt hơn với hạn hán trong quá trình sử dụng đất trồng lúa.4. Tính mới của đề tài - Xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng đến biến động diện tíchđất trồng lúa tại huyện Hòa Vang là hạn hán, chính sách quản lýđất trồng lúa, thu nhập và đô thị hóa. Đồng thời xác định được ảnhhưởng của hạn hán đến một số nội dung trong công tác quản lý nhànước về đất trồng lúa; và ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đấttrồng lúa ở cấp huyện, xã và hộ gia đình theo phân vùng địa hình(miền núi, trung du và đồng bằng). - Chỉ ra được mức hạn và phân bố của hạn hán về mặt khônggian và thời gian trên diện tích đất trồng lúa tại huyện Hòa Vangbằng cách sử dụng kết hợp phương pháp đánh giá hạn hán về mặtkhí tượng (SPI) với phương pháp ứng dụng GIS và phương phápứng dụng viễn thám. - Đề xuất được các nhóm giải pháp thích ứng với hạn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: