Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 505.03 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là làm rõ sự phân hóa về điều kiện địa lý theo các tiểu vùng với tiềm năng du lịch khác nhau, xác định và đề xuất được một số loại hình du lịch đặc thù mang tính bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Dương Thị ThủyĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số : 9850101.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội - 2019Công trình được hoàn thành tại: Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoahọc Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Quang Tuấn 2. GS.TS. Trương Quang Hải Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cơ sở chấm luận ántiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .………………vào hồi giờ ngày tháng năm 20...Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU Đắk Lắk có tiềm năng và lợi thế to lớn về du lịch bởi cảnh quanđộc đáo và truyền thống văn hóa đặc sắc, tọa lạc tại trung tâm vùngTây Nguyên dễ dàng kết nối liên vùng, liên quốc gia. Địa hình núi vàcao nguyên chia cắt mạnh tạo nên 17 thác nước hùng vĩ. Tỉnh có 2VQG và 5 khu bảo tồn là nơi lưu giữ đặc thù thảm thực vật nhiệt đớinguyên sinh cùng nhiều loài động vật quý hiếm. Nơi đây còn lưu giữvà trao truyền các giá trị văn hóa tộc người đặc trưng của 47 đồngbào mà tiêu biểu là Di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóacồng chiêng Tây Nguyên” cùng 32 di tích VH-LS và 7 lễ hội đặc sắc. Trong thời gian qua du lịch Đắk Lắk đã bắt đầu khởi sắc, tốc độtăng trưởng giai đoạn 2000-2018 đạt 10,72%/năm. Tốc độ nhanhnhưng đã xuất hiện những dấu hiệu của không bền vững như: Sảnphẩm, loại hình du lịch bị mai một do tài nguyên suy giảm và biếnđổi như đàn voi, diện tích rừng nguyên sinh, nguồn nước, kiến trúcnhà ở và văn hóa sinh hoạt đang bị mất đi. Du lịch còn tự phát, thiếuvồn đầu tư, thiếu tính liên kết và hạn chế về nguồn lao động du lịchđặc biệt tại các huyện. Do vậy, phát triển một cách bền vững, đảmbảo và phát triển hài hòa giữa kinh tế xã hội và môi trường thì nhấtthiết phải đánh giá ĐKĐL và TN khu vực, là căn cứ sử dụng hợp lýtài nguyên du lịch, phát triển loại hình du lịch đúng với chức nănglãnh thổ. Đây là vấn đề quan trọng nhất và cách duy nhất để pháttriển du lịch bền vững. Mục tiêu của luận án là “Làm rõ sự phân hóa về điều kiện địa lýtheo các tiểu vùng với tiềm năng du lịch khác nhau, xác định và đềxuất được một số loại hình du lịch đặc thù mang tính bền vững ở tỉnhĐắk Lắk”. Để thực hiện mục tiêu, sáu nội dung nghiên cứu được đặt ra:1. Xác lập cơ sở lí luận về ĐKĐL&TN phục vụ phát triển du lịch bền vững, vận dụng cho tỉnh Đắk Lắk; 12. Phân vùng địa lí du lịch (ĐLDL);3. Phân tích, đánh giá tiềm năng, tài nguyên theo tiểu vùng địa lý du lịch;4. Đánh giá ĐKĐL&TN cho phát triển các loại hình du lịch đặc thù;5. Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại các tiểu vùng địa lý theo hướng bền vững; 6. Định hướng tổ chức không gian và khuyến nghị giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Đắk Lắk. Phạm vi nghiên cứu của luận án: (1). Phạm vi không gian là tỉnh Đắk Lắk với diện tích 13.125 km2; (2). Phạm vi thời gian là số liệu và các dữ từ 2010 đến 2018 và định hướng đến 2030; (3). Phạm vi khoa học là Phân vùng địa lý du lịch tỉnh Đắk Lắk mang tính ứng dụng với 2 cấp là vùng và tiểu vùng, không đi sâu phân tích hệ thống các cấp phân loại. Khía cạnh DLBV được NCS đề cập và giải quyết với phạm vi “phục vụ phát triển du lịch bền vững”. Những điểm mới của luận án:1. Làm rõ được sự phân hóa lãnh thổ thành các tiểu vùng ĐLDL với đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, văn hóa tộc người, hoạt động kinh tế, nhóm dạng tiềm năng du lịch tạo cơ sở khoa học cho phát triển những sản phẩm DL đặc thù mang tính bền vững; 2. Xác định được mức độ thuận lợi cho phát triển 4 loại hình du lịch theo hướng bền vững: 1, Du lịch sinh thái; 2, Du lịch văn hóa; 3, Du lịch nghỉ dưỡng; 4, Du lịch nông nghiệp và định hướng phát triển bền vững theo các tiểu vùng địa lý du lịch của tỉnh Đắk Lắk. Những luận điểm bảo vệ: Luận điểm 1: Sự khác nhau về vị trí địa lý cùng đặc điểm địa chất, địa hình và các hợp phần tự nhiên, nhân sinh quyết định sự đa dạng về đặc điểm sản xuất, hệ thống tài nguyên du lịch và ảnh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: