Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 663.94 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường "Quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng canh tác hồ tiêu và xác định các thuộc tính lý hóa của đất trồng hồ tiêu, phân bố tuyến trùng trong đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM NGUYỄN NGỌC SINHQUẢN LÝ MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA HỆ SINH THÁI ĐẤT TRỒNG HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường Mã số: 9.85.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh, 2023Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINHNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. LÊ QUỐC TUẤNNgười hướng dẫn khoa học 2: TS. NGUYỄN HỒNG HÀPhản biện 1: PGS. TS.Phản biện 2: PGS. TS.Phản biện 3: PGS. TS. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tạiTrường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Vào lúc giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh- Thư viện Quốc gia Hà Nội 1 MỞ ĐẦU Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L. thuộc họPiperaceae, phân lớp mộc lan, là loại cây công nghiệp nhiệt đới, cógiá trị thương mại và xuất khẩu cao, mang lại hiệu quả kinh tế chongười trồng trọt. Tại khu vực tỉnh Gia Lai năm 2019 có tổng diệntích trồng hồ tiêu là 16.278 ha, trong đó diện tích hồ tiêu bị chết là5.547 ha. Nguyên nhân hồ tiêu chết một phần là do nông dân thườngcanh tác theo tập quán, chưa được trang bị kiến thức cần thiết chosản xuất theo hướng bền vững đã tạo ra những nguy cơ tiềm tàng vềdịch hại, ảnh hưởng không ít đến chất lượng sản phẩm. Trong khi đó,thị trường nhập khẩu đòi hỏi chất lượng ngày càng khắt khe hơn. Vìvậy, việc duy trì năng suất và chất lượng hồ tiêu là một thách thứclớn. Luận án nhằm đúc kết những kinh nghiệm nghiên cứu khoa họctrước đây, đồng thời phân tích, đánh giá chất lượng đất, vai trò củatuyến trùng trong đất trồng tiêu, từ đó đưa ra các giải pháp “Quản lýmột số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh GiaLai” góp phần phát triển hồ tiêu bền vững trên địa bàn tỉnh Gia Lai.Mục đích Luận án nghiên cứu, đánh giá hiện trạng canh tác hồ tiêu và xácđịnh các thuộc tính lý hóa của đất trồng hồ tiêu, phân bố tuyến trùngtrong đất trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đề xuất các giảipháp quản lý một số yếu tố của hệ sinh thái đất trồng hồ tiêu nhằmhạn chế dịch bệnh trên cây tiêu, đem lại lợi ích môi trường, lợi íchkinh tế cho người trồng hồ tiêu, đảm bảo sức khỏe của người sảnxuất và người tiêu dùng góp phần phát triển bền vững vùng trồng hồtiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Các kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa cao trong sản xuấthồ tiêu hiện nay, đồng thời cung cấp tài liệu bổ sung cho giảng dạyvà nghiên cứu tiếp theo. Là cơ sở khoa học trong kiểm soát dịch hại 2và ứng dụng việc quản lý một số yếu tố trong hệ sinh thái đất trồnghồ tiêu nhằm hạn chế tác hại của chúng trong canh tác hồ tiêu bềnvững. Nâng cao chất lượng sản phẩm hồ tiêu đạt tiêu chí xuất khẩuđồng thời ổn định nguồn thu nhập từ cây hồ tiêu cho nông dân và địaphương vùng trồng hồ tiêu, giúp chính quyền địa phương các cấpđưa ra được định hướng phát triển hồ tiêu bền vững trên địa bàn mộtcách khả thi. Chương 1 TỔNG QUAN1.1. Điều kiện tự nhiên về địa bàn nghiên cứu Gia Lai là một trong 5 tỉnh khu vực Bắc Tây Nguyên, diện tích tựnhiên toàn tỉnh là 15.536,93 km2, có địa hình thuộc vùng cao nguyên,chia thành 4 vùng: (i) vùng đồi núi cao; (ii) vùng cao nguyên; (iii)vùng trung du và đồng bằng và (iv) vùng trũng. Khí hậu chia làm 2mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, vùng Tây Trường Sơn cólượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng ĐôngTrường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm; nhiệt độ không khí trung bìnhnăm từ 22 0C đến 27 0C, khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp choviệc phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp nông lâmnghiệp, chăn nuôi đại gia súc.1.2. Đặc điểm và nguồn gốc cây hồ tiêu Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây leo lâu năm thuộc họPiperaceae và là loại gia vị cay nồng. Cây hồ tiêu có nguồn gốc từcác khu rừng gió mùa dọc theo bờ biển Malabar ở tây nam Ấn Độ(Purseglove và cộng sự, 1981; De Waard, 1986). Theo một số báocáo khác thì mãi tới thế kỷ XVI hay XVII, hồ tiêu mới được du nhậpvào Việt Nam (Phan Hữu Trinh, 1988) nhưng sự phát triển và mởrộng diện tích hồ tiêu chỉ mới thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ XIX. 31.3. Các loại dịch hại chính trên cây hồ tiêu Sâu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu ở Việt Nam được ghi nhận từnhững năm đầu thế kỷ 20, do bệnh thối gốc cây tiêu. Công trìnhnghiên cứu của Barat (1952) tập trung nhiều vào biện pháp canh tác,dù vậy ông đã tìm thấy một số vi sinh vật gây bệnh cho cây hồ tiêunhư Phytophthora sp., Pythium complectens, Fusarium solani var.minus, Botryodiplodia theobromae, Gloeosporium sp., Pestalozziasp. và một số côn trùng hại như Tricentrus subangulatus (Homoptera:Membracidae), các loài rệp sáp và rệp sáp giả bao gồmPseudococcus citri, Ferrisia virgata, Planococcus citri và Lophobarispiperis. Theo Ngô Vĩnh Viễn (2007), trên hồ tiêu có 3 nhóm dịch hạicó ý nghĩa kinh tế và cần được quan tâm nghiên cứu giải quyết là: 1.bệnh chết nhanh; 2. bệnh chết chậm; 3. bệnh virus. Tác giả cũng chorằng bệnh chết nhanh là nguyên nhân gây suy thoái vườn tiêu củanhiều địa phương như Cam lộ (Quảng Trị), Chư Sê (Gia Lai), XuânLộc (Đồng Nai), Phú Quốc (Kiên Giang). Về nguyên nhân gây bệnhchết nhanh, tác giả cho rằng do hai nhóm Phytopthora và Pythiumgây ra bao gồm Phytopthora capsici, Phytopthora nicotianae,Phytopthora cinnamomi và Pythium sp. Về bệnh chết chậm do tácđộng cộng h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: