Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Bình

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 737.26 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái Bình" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT ở tỉnh Thái Bình; Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao sự hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động quản lý di tích lịch sử -văn hóa ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Thái BìnhBỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ******** NGUYỄN TRI PHƯƠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA Ở TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9229042 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA HÀ NỘI, 2023 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Thị Minh ĐứcPhản biện 1: PGS.TS. Đặng Văn BàiHội đồng Di sản văn hóa Quốc giaPhản biện 2: PGS.TS. Bùi Hoài SơnỦy ban Văn hóa-Giáo dục của Quốc hộiPhản biện 3: TS. Nguyễn Minh KhangBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi: … giờ …, ngày … tháng … năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tính đến hết năm 2022 trên toàn tỉnh Thái Bình có tổng số 2969 ditích trong đó có 2 di tích được xếp hạng Quốc gia đặc,114 di tích xếp hạngcấp quốc gia, 550 di tích được xếp hạng cấp tỉnh còn lại là các di tích trongdanh mục kiểm kê. Trong thời gian qua, hoạt động quản lý di tích lịch sử-văn hóa đóng vai trò tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích.Hoạt động QLDT đã nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành trongtỉnh, sự phối hợp giữa các bên liên quan chặt chẽ, kịp thời góp phần tạo cơsở cho các di tích ở tỉnh Thái Bình được bảo tồn một cách khoa học. Tuynhiên, công tác này vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc: Nhiều ditích vẫn tiếp tục tình trạng xuống cấp do các nguyên nhân khác nhau trongkhi đó nguồn kinh phí nhà nước còn hạn hẹp, chế độ cho người trông coitrực tiếp tại di tích chưa có quy định của tỉnh; tình trạng tự ý tu bổ, làmbiến dạng di tích đã và đang xảy ra tại một số địa phương trong tỉnh. Bêncạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của nhà nước; việc hưởng ứng tham gia bảo vệ, pháthuy giá trị di tích trên các địa bàn của người dân còn hạn chế. Chính điềuđó đã đặt ra vấn đề cần nâng cao hơn nữa hiệu quả phối hợp của CBLQtrong hoạt động QLDT. Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, công tác quản lýbảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Thái Bình cầnđược tăng cường sự phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT từ đóthực hiện được mục tiêu chung nâng cao hiệu quả hoạt động để đáp ứngnhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân Trước thực trạng và sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sởkhoa học, thực tiễn, tiếp thu những công trình khoa học đi trước, nghiêncứu sinh lựa chọn đề tài “Quản lý di tích lịch sử-văn hóa ở tỉnh TháiBình” làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình. 2 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là sử dụng lý thuyết các bên liên quan để khảosát phân tích thực trạng phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT ởtỉnh Thái Bình từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao sự phối hợp giữaCBLQ trong hoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái Bìnhtrong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết nhữngnhiệm vụ cụ thể như sau: - Tập hợp và phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đến đềtài luận án. Đánh giá tư liệu có thể kế thừa và tìm ra những nội dung vấnđề cần giải quyết trong luận án. - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử - văn hóa. Nghiêncứu lựa chọn lý thuyết áp dụng đồng thời tiến hành xây dựng khung phântích của luận án. - Khảo sát, phân tích thực trạng phối hợp giữa CBLQ trong công tácquản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái Bình. - Đánh giá hiệu quả phối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT ởtỉnh Thái Bình. - Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao sự hiệu quả phối hợp giữaCBLQ trong hoạt động quản lý di tích lịch sử -văn hóa ở tỉnh Thái Bìnhtrong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án khảo sát, phân tích thực trạng phối hợp giữa CBLQ tronghoạt động quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh Thái Bình. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến nay (Nghiên cứu qua 2 kỳ đạihội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX và lần thứ XX) - Phạm vi không gian nghiên cứu: NCS lựa chọn 3 địa bàn làm trườnghợp nghiên cứu đó là: Thành phố Thái Bình, huyện Vũ Thư và huyện HưngHà của tỉnh Thái Bình. - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu tìm hiểu thực trạngphối hợp giữa CBLQ trong hoạt động QLDT ở tỉnh Thái Bình thông quacác nhiệm vụ cụ thể của từng bên liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận ánsử dụng phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và phân loại. - Phương pháp tiếp cận liên ngành. - Phương pháp khảo sát điền dã tại các điểm di tích, các cơ quan quảnlý di tích để thu thập thông tin, số liệu các báo cáo của tổ chức quản lý, cácđề án, dự án thực hiện. - Phương pháp nghiên cứu xã hội học. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp so sánh. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnhThái Bình”, NCS đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: