Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 404.37 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án là: Góp phần tăng cường quản lý DTLS-VH ở tỉnh Bến Tre gắn kết với PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến TreBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Văn Luân QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓATRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội – 2021 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Ánh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện Họp tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt NamSố 32, phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội Vào hồi ……giờ,…… ngày …… tháng …… năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý di tích lịch sử - văn hoá (QLDT) trong mối quan hệ vớiphát triển du lịch (PTDL), tiếp cận di tích từ sản phẩm du lịch là vấn đềphức tạp và mới khi nghiên cứu về QLDT ở Việt Nam. Các nhà QLDTmuốn bảo tồn để có vốn cổ, giữ gìn bản sắc, trong khi các nhà quản lý,doanh nghiệp du lịch đặt ra mục tiêu biến di tích thành sản phẩm du lịchđể thu hút du khách. - QLDT như thế nào để gắn với PTDL ở địaphương? là câu hỏi lớn được nghiên cứu sinh đặt ra trong luận án này. Bến Tre có hệ thống di tích lịch sử - văn hoá (DTLS-VH) phongphú, số lượng đứng đầu khu vực; nhưng chỉ có một số ít di tích là điểmđến du lịch, đem lại lợi ích cho cộng đồng nhất là lợi ích kinh tế. Trongkhi đó, đa số di tích đều nỗ lực tiếp cận, có nhu cầu gắn kết với du lịch. Tìm hiểu lý thuyết về mô hình QLDT trong PTDL cho thấy, gầnđây Việt Nam đã có một số mô hình vừa PTDL, vừa huy động cộngđồng bảo tồn di tích thành công ở Hạ Long, Hội An, Ninh Bình, CủChi... Ở Bến Tre một số di tích bước đầu tiếp cận du lịch như Di tíchquốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu (DTNĐC),Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre (DTĐK), Khu Lưu niệmNữ tướng Nguyễn Thị Định… thực tiễn ở những di tích này cho thấy: ditích có thể tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn, nhưng phải có cách QLDTriêng thì di tích mới tạo ra giá trị kinh tế, đem lại nguồn lợi bảo tồn ditích. Đây là lý do các nhà nghiên cứu hướng đến một mô hình chung vềQLDT trong PTDL, nhưng nghiên cứu dành riêng cho địa phương cònít nên các đơn vị QLDT ở cơ sở vận dụng vào thực tiễn gặp khó khăn. Trong bối cảnh Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về Pháttriển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Luật Du lịch (2017)đi vào cuộc sống; sự quan tâm của các học giả, nhà quản lý, doanhnghiệp du lịch, giới truyền thông và người dân dành cho du lịch trở nênsôi động, nhiều vấn đề bức xúc đặt ra ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Thực 2tiễn này cho thấy, việc tìm hiểu QLDT dưới góc nhìn di tích là thành tốtạo nên sản phẩm du lịch qua khảo sát 2 di tích điển hình ở Bến Tregồm DTNĐC và DTĐK là cần thiết và rất có ý nghĩa cho địa phương. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh xác định chủ đề Quản lý ditích lịch sử - văn hóa trong phát triển du lịch ở tỉnh Bến Tre làm đềtài cho luận án, với mong muốn giải quyết các vấn đề còn bất cập trongquản lý DTLS-VH khi gắn kết với PTDL, góp phần giúp các nhà quảnlý văn hóa và du lịch có định hướng và giải pháp bảo tồn, phát huy giátrị DTLS-VH một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu QLDT trong PTDL. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần tăng cường quản lý DTLS-VH ở tỉnh Bến Tre trongPTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Hệ thống hóa khái niệm và cơ sở lý luận về DTLS-VH, bảo tồnvà phát huy giá trị di tích trong PTDL; 2) Phân tích và đánh giá thựctrạng quản lý DTLS-VH trong PTDL qua hai trường hợp DTNĐC vàDTĐK, đánh giá khả năng gắn kết với du lịch của DTLS-VH Bến Tre;3) Đề xuất giải pháp tăng cường QLDT trong PTDL ở tỉnh Bến Tre. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý DTLS-VHtrong mối quan hệ với PTDL ở tỉnh Bến Tre. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tìm hiểu nội hàm QLDT gồm bảo tồn, pháthuy giá trị DTLS-VH trong mối liên hệ với PTDL qua khảo sát haitrường hợp: DTNĐC và DTĐK là hai di tích đại diện hệ thống DTLS-VH được bảo tồn, phát huy giá trị hiệu quả nhất ở Bến Tre, có đủ điềukiện để các di tích khác học tập và nhân rộng. Ngoài hai di tích đượckhảo sát, nghiên cứu sinh còn tìm hiểu các di tích có liên quan nhằm 3làm rõ bức tranh tổng thể quản lý DTLS-VH trong PTDL ở Bến Tre.Tại mỗi di tích, khảo sát việc tiếp cận du lịch ở 4 khâu chính: Trưng bàyhiện vật; Hướng dẫn tham quan; Lễ hội và Hàng hóa lưu niệm - sản vật. - Về thời gian: Từ 2014-2020; đề xuất giải pháp các năm tiếp theo. - Về không gian: Tập trung nghiên cứu hệ thống DTLS-VH ở BếnTre, khảo sát qua 2 trường hợp tiêu biểu là DTNĐC và DTĐK. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 1) DTLS-VH Bến Tre và PTDL có mối quan hệ như thế nào? - Giảthuyết: Là mối quan hệ biện chứng, dựa trên cơ sở khoa học và pháp lý. 2) Thực trạng Quản lý DTLS-VH Bến Tre gắn với PTDL hiện naynhư thế nào? - Giả thuyết: DTLS-VH Bến Tre, qua khảo sát tại DTNĐCvà DTĐK được quản lý đúng hướng nhưng còn hạn chế ở khả năngthích ứng với PTDL. Để quản lý hiệu quả DTLS-VH trong PTDL, cầnnhận diện giá trị, đánh giá đúng thực trạng phát huy giá trị của di tích. 3) Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý DTLS- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: