Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 899.00 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra khái niệm QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; thông qua khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng để tìm ra mô hình, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm nonBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Hoàng Công Dụng QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT BẢN PHẨM ÂM NHẠC DÀNH CHO CẤP HỌC MẦM NON Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội - 2019Công trình được hoàn thành tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Đỗ Thị QuyênNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Nguyễn Đăng NghịPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:(ghi rõ họ tên, chức danh khoa học, học vị, cơ quan công tác)Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào lúc giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1. Hoàng Công Dụng (2018), “Vài nét về xuất bản phẩm âm nhạc cấp học mầm non”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 408, tr. 63 - 66, 71.2. Hoàng Công Dụng (2018), “Công tác sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc trong cơ sở giáo dục mầm non”, Tạp chí Văn hóa học, số 2 (36), tr. 90 - 96.3. Hoang Cong Dung (2015), “Equity and quality enhancement in Early childhood education and care in Vietnam”, Regional Consultative Meeting on Developing ASEAN Early Childhood Care, Development and Education (ECCDE) Quality Standards proceedings (“Bảo đảm sự công bằng và nâng cao chất lượng trong giáo dục và chăm sóc trẻ thơ ở Việt Nam”, Hội nghị tham vấn khu vực về Tiêu chuẩn chất lượng chăm sóc, giáo dục và phát triển trẻ thơ các nước Đông Nam Á (ECCDE), Malaysia. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Xuất bản phẩm âm nhạc dành cho cấp học mầm non là sản phẩmvăn hóa đặc trưng, phục vụ cho đối tượng trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng tuổiđến 6 tuổi. Trong những năm qua, hoạt động xuất bản có những bước pháttriển và thu nhận được những kết quả đáng kể. Công tác chỉ đạo, quảnlý xuất bản có tiến bộ, chú trọng đảm bảo định hướng chính trị, tưtưởng và hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất bản, phát hiện xử lý vàkhắc phục những lệch lạc, sai phạm. Việc xuất bản ồ ạt các xuất bản phẩm âm nhạc tung ra thị trườngnhư vậy sẽ không tránh khỏi sự lạm dụng, vi phạm, chồng chéo. Mạnglưới phát hành chưa đến được nông thôn, vùng sâu, vùng xa và cácvùng đặc biệt khó khăn khác. Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽđến phương thức hoạt động xuất bản. Bên cạnh những mặt đạt được trong quản lý nhà nước (QLNN)đối với xuất bản phẩm âm nhạc (XBPAN) còn nhiều tồn tại: văn bảnquy phạm pháp luật đôi lúc chưa ban hành kịp thời, có văn bản chưaphù hợp với tình hình thực tiễn; đội ngũ làm công tác quản lý chưađáp ứng được yêu cầu công việc; chưa thực sự thiết lập được một môhình quản lý hiệu quả. Nhận thức được các vấn đề nêu trên, trong khuôn khổ của luậnán, NCS lựa chọn đề tài Quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩmâm nhạc dành cho cấp học mầm non để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa rakhái niệm QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; thôngqua khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng để tìm ra mô hình, giải 2pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp họcmầm non. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với XBPANdành cho cấp học mầm non, cụ thể: Tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liênquan đến lĩnh vực QLNN về văn hóa, giáo dục; Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quan điểm, khái niệm và lý thuyếtliên quan đến QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non; đưara một khái niệm về QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. Khảo sát, đánh giá thực trạng QLNN đối với XBPAN dành chocấp học mầm non ở Trung ương và một số địa phương. - Xây dựng mô hình quản lý, đề xuất một số giải pháp nâng caohiệu quả QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non, cụ thể: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng một mô hình quản lý phùhợp với tính chất, đặc thù của XBPAN dành cho cấp học mầm non; Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất hệ thống giải pháp nângcao chất lượng QLNN đối với XBPAN dành cho cấp học mầm non. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề về QLNN đối với XBPAN dànhcho cấp học mầm non. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: khảo sát, tìm hiểu thực trạng vấn đề nghiên cứutrong khoảng thời gian trong khoảng từ năm 2014 đến năm 2017; ràsoát văn bản quy phạm pháp luật và văn bản liên quan trong khoảngtừ năm 2005 đến nay và một số rất ít trước năm 2000. - Về không gian: NCS tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liênquan đến đề tài tại Bộ GDĐT, Bộ TTTT, một số Nxb và khảo sát tại 3Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hòa Bình,Thái Bình và thành phố Hồ Chí Minh. - Về nội dung: nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và hệ thống vănbản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung, mô hình/quy trìnhQLNN đối với hoạt động xuất bản XBPAN dành cho cấp học mầmnon; khảo sát, tìm hiểu thực trạng quản lý quá trình xuất bản, in, pháthành và sử dụng XBPAN dành cho cấp học mầm non. 4. Phương pháp nghiên cứu NCS sử dụng một số phương pháp điển hình như Phương pháptổng hợp và phân tích tài liệu, Phương pháp mô hình hóa, P ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: