Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quân sự: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 727.47 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm 4 chương sau: Chương 1/ Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2/ Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh. Chương 3/ Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội. Chương 4/ Kiểm tra kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quân sự: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ VŨ ĐÌNH QUẢNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KỸ THUẬT GIÁM SÁT MỤC TIÊU AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Chỉ huy, quản lý kỹ thuật. Mã số: 9 86 02 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUÂN SỰ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Dân 2. TS. Nguyễn Ngọc Kỷ HÀ NỘI – 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - BỘ QUỐC PHÒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Nguyễn Trọng Dân 2. TS. Nguyễn Ngọc Kỷ Phản biện 1: GS, TS. Nguyễn Ngọc Thanh - Học viện Quốc phòng Phản biện 2: TS. Tạ Duy Hiền - Bộ Công an Phản biện 3: PGS,TS. Hoàng Ngọc An - Học viện Kỹ thuật Quân sự Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp học viện theo quyết định số 4186/QĐ-HV ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, họp tại Học viện Kỹ thuật Quân sự vào hồi... giờ....ngày....tháng.....năm ... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự - Thư viện Quốc gia DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NCS 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Vũ Đình Quảng (2014), “Hệ thống thông tin địa lý (GIS) hỗ trợ quản lý dữ liệu tại các mục tiêu an ninh”, Tạp chí KHCN&MT CAND (43/2014), trang 30-33. Vũ Đình Quảng (2015), “Biểu diễn dữ liệu an ninh tại điểm nóng trên bản đồ điện tử phục vụ công tác điều tra cơ bản”, Tạp chí KHCN&MT CAND (60/2015), trang 33-35. Vũ Đình Quảng (2015), “Chiến tranh thông tin và vấn đề quản lý hệ thống mục tiêu an ninh trong địa bàn trọng điểm”, Kỷ yếu hôi thảo khoa học, Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND, trang 325-332, Vũ Đình Quảng (2016), “Phương pháp chuẩn hóa danh mục và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hệ thống trang bị kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh”, Tạp chí KHCN&MT CAND (74/2016), trang 22-24. Vũ Đình Quảng (2016), “Lý thuyết độ tin cậy và ứng dụng trong quản lý, dự báo tình trạng biến động của hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh”, Tạp chí KHCN&MT CAND (2/2017), trang 34-37. Vũ Đình Quảng (2016), “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đề xuất nâng cao chất lượng quản lý hệ thống mục tiêu an ninh trọng điểm trong giai đoạn mới”, Tạp chí KHCN&MT CAND (68/2016), trang 31-33. Vũ Đình Quảng, (2017), “Phần mềm chuyên dụng nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống trang bị kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trọng điểm”, Tạp chí KHCN&MT CAND (12/2017), trang 50-52. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công tác Công an, nhiệm vụ bảo vệ, đấu tranh tại mục tiêu an ninh (MTAN), ngày càng khó khăn, phức tạp khi mà các thế lực chống đối luôn lợi dụng những sơ hở trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại các MTAN của cơ quan Công an, để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, chống phá, gây bất ổn an ninh chính trị tại địa bàn trọng điểm. Để giám sát các MTAN, ngoài yếu tố con người cần phải có các phương tiện kỹ thuật (PTKT) tạo nên hệ thống kỹ thuật (HTKT) với các chức năng thu thập, truyền tải, lưu trữ, xử lý thông tin về MTAN theo yêu cầu nghiệp vụ. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay mà cốt lõi là các lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý, sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc gia; cho thấy, nhiệm vụ nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, nơi có các cơ sở an ninh cấp chiến lược, các trụ sở quan trọng của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành; nơi tập trung hầu hết các trụ sở của các tổ chức quốc tế, tạo nên hệ thống MTAN với đặc thù riêng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ, đấu tranh tại MTAN hiện nay. Do vậy, quản lý, khai thác HTKT một cách toàn diện, thống nhất, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN luôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN trên địa bàn. Hiện nay, hoạt động quản lý, khai thác HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội còn bộc lộ nhiều hạn chế: Chưa có chiến lược quy hoạch, định hướng chất lượng quản lý thực lực PTKT tại các đơn vị nghiệp vụ, hạn chế đến nhiệm vụ giám sát MTAN hiện nay; Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý hệ thống còn những điểm chưa phù hợp, làm giảm hiệu quả giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ; Việc ứng dụng tiến Bộ KH&KT trong quản lý chưa được áp dụng rộng rãi, hạn chế đến việc khai thácPTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN. Hiện nay, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu quản lý HTKT giám sát an ninh công cộng, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ. Từ thực tế trên, trước yêu cầu, nhiệm vụ giám sát các MTAN, việc nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội” là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ công tác Công an trong giai đoạn mới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở khoa học nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trong giai đoạn mới. 2 - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội. 4. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian, đề tài nghiên cứu trong điều kiện HTKT giám sát MTAN được trang bị như hiện nay và định hướng phát triển đến 2030. - Về không gian, đề tài nghiên cứu HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội. - Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý các PTKT thực hiện chức năng giám sát MTAN. 6. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: