Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Đa dạng di truyền của loài Chim yến Aerodramus fuciphagus ở Việt Nam và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Chim yến làm tổ trong nhà

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 381.53 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá khả năng lai tự nhiên giữa Yến đảo với Yến nhà, tạo cơ sở khoa học cho đề xuất các biện pháp bảo tồn quần thể Yến đảo. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Yến nhà, kết hợp với các nghiên cứu đa dạng di truyền tạo cơ sở khoa học để phát triển bền vững, hiệu quả nghề nuôi chim yến ở nước ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Đa dạng di truyền của loài Chim yến Aerodramus fuciphagus ở Việt Nam và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Chim yến làm tổ trong nhàBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT --------------------------- HỒ THỊ LOAN ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA LOÀI CHIM YẾN Aerodramusfuciphagus Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH THÁI CỦA CHIM YẾN LÀM TỔ TRONG NHÀ Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 9 42 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC Hà Nội, 2018 Công trình được hoàn thành tại: Viện Sinh thái và Tài nguyênsinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Đặng Tất Thế Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn Phản biện 1: PGS. TS. Lê Đình Thủy Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng Phản biện 3: PGS. TS. Đồng Thanh Hải Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩcấp Viện, họp tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hànlâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày …tháng…… năm 2018.Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Loài chim Yến tổ trắng (Aerodramus fuciphagus, Thunberg,1812, họ Apodidae, bộ Apodiformes) phân bố ở khu vực Đông NamÁ, đảo Hải Nam (Trung Quốc), đảo Nicobar và Adaman (Ấn Độ).Trong tự nhiên, nhiều quần thể Yến tổ trắng làm tổ trong hang ởngoài đảo (Yến đảo) hoặc trong đất liền. Những năm cuối thế kỷ 19đầu thế kỷ 20, một số nước như Indonesia, Malaysia và Thái Lan,xuất hiện nhiều quần thể Yến tổ trắng làm tổ trong nhà và các côngtrình xây dựng trên đất liền (Yến nhà). Do tổ Yến được định giá caotrên thị trường, nên người ta đã xây dựng các nhà yến, dùng nhiềubiện pháp kỹ thuật để dụ chúng đến sinh sống nhằm khai thác tổ vàđã đạt được hiệu quả kinh tế cao, Ở Việt Nam, trước đây chỉ có các quần đàn Yến đảo làm tổ lâuđời trong các hang động tự nhiên trên các đảo ven biển thuộc cáctỉnh từ Quảng Bình đến thành phố Vũng Tàu, nhưng năm 2003 đãxuất hiện khoảng 2.000 Yến nhà đến sinh sống trong 10 ngôi nhàthuộc bảy thành phố. Tuy Yến nhà mới xuất hiện nhưng đã đượcnuôi và phát triển rất nhanh, đến nay đã có hơn 2.000 nhà yến trải dàiở hầu hết các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Cà Mau. Việc xuất hiệncác quần đàn Yến nhà đã đặt ra nhiều thách thức trong việc bảo tồnnguồn gen và sự sinh tồn, phát triển của quần thể Yến đảo lâu đời ởnước ta. Vì Yến đảo và Yến nhà có sai khác không nhiều về hình tháivà di truyền, được xếp vào hai phân loài của loài Aerodramusfuciphagus, do đó chúng có thể cạnh tranh nhau về thức ăn, vùnghoạt động..., đặc biệt là chúng có khả năng giao phối với nhau, tạo racác con lai, làm thay đổi những đặc điểm di truyền đã thích nghi lâuđời với môi trường bản địa của quần thể Yến đảo ở nước ta. 1 Sự xuất hiện của quần thể Yến nhà ở nước ta đặt ra một số vấn đềnhư vị trí phân loại, nguồn gốc địa lý trước khi di cư đến nước ta, đặcđiểm sinh học, sinh thái của khi sinh sống ở môi trường mới của Yếnđảo, …, và đặc biệt là chúng có khả năng hỗn giao với quần thể Yếnđảo hay không? Tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề này sẽ tạo cơsở khoa học cho việc phát triển bền vững, hiệu quả nghề nuôi Yếnnhà và bảo tồn tính độc đáo về nguồn gen của quần thể Yến đảo bảnđịa. Để góp phần tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề nêu trên, chúngtôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đa dạng di truyền của loài Chimyến Aerodramus fuciphagus ở Việt Nam và một số đặc điểm sinhhọc, sinh thái của Chim yến làm tổ trong nhà”.Mục tiêu nghiên cứu 1. Khảo sát, so sánh, đánh giá sự đa dạng hình thái và di truyềncủa quần thể Yến đảo và Yến nhà ở Việt Nam, nhằm xác định vị tríphân loại chúng và nguồn gốc địa lý của Yến nhà. 2. Đánh giá khả năng lai tự nhiên giữa Yến đảo với Yến nhà,tạo cơ sở khoa học cho đề xuất các biện pháp bảo tồn quần thể Yếnđảo. 3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Yến nhà,kết hợp với các nghiên cứu đa dạng di truyền tạo cơ sở khoa học đểphát triển bền vững, hiệu quả nghề nuôi chim yến ở nước ta.Nội dung nghiên cứu 1. Thu thập mẫu Yến đảo và Yến nhà, phân loại mẫu chonghiên cứu hình thái, phân tích di truyền và sự lai giữa Yến nhà vàYến đảo. Thiết kế và thực hiện các kỹ thuật nghiên cứu về di truyền,sinh học, sinh thái tại thực địa và phòng thí nghiệm. 2 2. So sánh các đặc điểm hình thái, phân tích mối quan hệ phátsinh chủng loại của Yến đảo và Yến nhà trên cơ sở các số liệu ditruyền, nhằm đánh giá sự đa dạng di truyền và sự phân hóa của quầnthể Yến đảo, Yến nhà. 3. Phân t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: