Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý sâu kéo màng, Hellula undalis (Lepidoptera: Crambidae) hại cải tại Đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.57 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là nghiên cứu ảnh hưởng của một số giống rau cải, nhiệt độ lên sự phát triển của ngài H. undalis và khả năng nhân nuôi phạm vi hẹp của đối tượng này. Nghiên cứu cấu trúc hóa học pheromone giới tính của H. undalis. Nghiên cứu quy trình tổng hợp hợp chất chính, E11,E13-16:Ald. Đánh giá khả năng hấp dẫn của mồi pheromone giới tính tổng hợp đối với ngài H. undalis ở điều kiện ngoài đồng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý sâu kéo màng, Hellula undalis (Lepidoptera: Crambidae) hại cải tại Đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Bảo Vệ Thực Vật Mã ngành: 9 62 01 12 TRẦN THANH THYKHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÓA CHẤT TÍN HIỆU TRONG QUẢN LÝ SÂU KÉO MÀNG, Hellula undalis (Lepidoptera: Crambidae) HẠI CẢI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cần Thơ, 2019 1 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠNgười hướng dẫn chính:Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trườngHọp tại: Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..Phản biện 1:Phản biện 2:Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Ảnh hưởng của giống cải và nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của sâu kéo màng, Hellulaundalis Fabricius (Lepidoptera: Crambidae). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Sốchuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 193-199. 2. Nghiên cứu ứng dụng hóa chất tín hiệu để quản lý ngài Hellula undalis Fabricius(Lepidoptera: Crambidae) hại rau cải tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học TrườngĐại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 200-209. 3. Nghiên cứu nhân nuôi sâu kéo màng (Hellula undalis Fabricius) hại rau cải xanh. Tạp chíkhoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam. 4(77), 76-81. 4. Khảo sát sự đa dạng di truyền của sâu kéo màng (Hellula undalis) gây hại rau cải tạiĐồng bằng sông Cửu Long bằng dấu phân tử ISSR. Tạp chí khoa học công nghệ nông nghiệp ViệtNam. 2(87), 65-70. 5. Tình hình gây hại của sâu kéo màng, Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Crambidae)hại rau cải tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(3B):115-124. DANH MỤC THAM DỰ VÀ BÁO CÁO TRONG HỘI THẢO CẤP QUỐC GIA 1. Hội nghị Bảo vệ thực vật toàn quốc 2015: “Quản lý bền vững dịch hại Nông nghiệp”, tổchức ngày 06/11/2015 tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 2. Hội nghị quốc gia: “Nông nghiệp xanh”, tổ chức ngày 18 – 19/11/2016 tại Khoa Nôngnghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. 3. Hội nghị Côn trùng học quốc gia lần thứ 9: “Côn trùng học với sinh kế và sức khỏe cộngđồng”, tổ chức ngày 10-11/4/2017 tại Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương. 4. Hội nghị Quốc tế Việt Nam – Hungarian: “Research for Developing SustainableAgriculture”, tổ chức từ ngày 21-22/9/2016 tại trường Đại học Trà Vinh. 3 Chương 1: GIỚI THIỆU1.1. Tính cấp thiết của luận án Rau xanh nói chung và rau cải nói riêng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 2,7 triệu ca tửvong do ăn thiếu rau xanh (Lê Hồng Phúc, 2010). Việt Nam có lịch sử trồng rau cải lâu đời (Lê ThịKhánh, 2009), trong đó rau họ Cải (Brassicaceae) gồm bắp cải, súp lơ, su hào, củ cải, các loại cảikhông cuốn… là một trong những loài rau được trồng nhiều nhất. Tuy nhiên, sản xuất rau cải đanggặp nhiều khó khăn do sâu gây hại như sâu kéo màng, sâu tơ, bọ nhảy, sâu ăn tạp,...(Hồ Thị ThuGiang, 2005; Trần Đăng Hòa và ctv., 2013). Sâu kéo màng (SKM) thuộc bộ Cánh Vảy (Lepidoptera), tổng họ Pyraloidea, họ Crambidae,tên khoa học là Hellula undalis Fabricius (H. undalis), trước đây H. undalis thuộc họ Pyralidae, làdịch hại quan trọng trên cây họ cải, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Waterhouseand Norris, 1989), ngoài ra, cũng được ghi nhận ở các nước ôn đới (Kalbfleisch, 2006). Ngài H.undalis đẻ trứng trên đọt cải non, sâu non nở ra tấn công vào gần đỉnh sinh trưởng làm hư chồi ngọncủa cây (Veenakumari et al., 1995; Sivarpagasam and Chua, 1997), đã bùng phát thành dịch và gâythiệt hại lên đến 100% năng suất ở Hawaii, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Ai Cập, Iraqvà Nhật Bản (Kalbfleisch, 2006). Tại Việt Nam đối với rau cải không chính vụ, H. undalis làm giảmthấp năng suất và phẩm chất vụ Thu Đông (Dương Thị Vân, 2012). Để quản lý H. undalis, người canh tác rau cải đã sử dụng một lượng thuốc hóa học với liềulượng và tần suất cao, các loại thuốc thường sử dụng là Permethrin, Abamectin, Teflu benzuronm,Mephosfolan, Terbufos, Carbofuran theo hướng dẫn 2 tuần phun 1 lần sau 3 ngày gieo trồng sẽ cóhiệu quả. Tại Malaysia, theo nông dân xử lý thuốc vào lúc đâm chồi cho hiệu quả hơn lúc cây trưởngthành (Parker et al., 1995). Kết quả điều tra của Tạ Thị Huỳnh Đào và Nguyễn Văn Huỳnh (2008)cho thấy 95% nông dân trồng cải ở các huyện Mỹ Xuyên và Kế Sách (Tỉnh Sóc Trăng) sử dụngthuốc trừ sâu hóa học để phòng trị H. undalis, tuy nhiên, chỉ có 45% nông dân được phỏng vấn chorằng biện pháp phun thuốc hóa học là có hiệu quả, do sâu ẩn bên trong ổ bằng tơ khó thấm nước. Hiện nay, để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường sinh tháivà đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao của thị trường, đặc biệt là nhu cầu sử dụngnông sản sạch, việc nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp quản lý sâu hại theo hướng phòng trừsinh học cần được quan tâm, trong đó, sử dụng hóa chất tín hiệu là một trong những biện phápkhông thể thiếu được trong các chương trình quản lý tổng hợp (Srinivasan, 2008). Hóa chất tín hiệu(semiochemical) là những hợp chất hóa học (thông thường là các hợp chất hữu cơ) mang ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: