Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng Hệ Thực vật bậc cao có mạch tại vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.06 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu đa dạng Hệ Thực vật bậc cao có mạch tại vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng" đánh giá được tính đa dạng Hệ Thực vật bậc cao có mạch tại VQG Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng Hệ Thực vật bậc cao có mạch tại vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao BằngBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ……..….***………… TRẦN VĂN HẢI NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC – PHIA ĐÉN, TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9 42 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội – 2020 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamNgười hướng dẫn khoa học 1: GS. TS. Trần Thế BáchPhản biện 1: …Phản biện 2: …Phản biện 3: …Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học việnKhoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vàohồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2020.Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ- Thư viện Quốc gia Việt NamDANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1. Do Van Hai, Tran The Bach, Tran Van Hai, Ritesh Kumar Choudhary,Sangjin Lee & Joong ku Lee (2018), Staurogyne caobangensis (Acanthaceae),a new species from northern Vietnam, Ann. Bot. Fennici 56: 79-85.2. Trần Văn Hải, Trần Thế Bách, Đỗ Văn Hài, Các loài thực vật bị đe dọatuyệt chủng thuộc ngành Hạt kín (Angiospermae) và giá trị sử dụng của chúngở Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng, Tạp chí KHLN, Số1/2019 (13-18).3. Trần Văn Hải, Trần Thế Bách, Đỗ Văn Hài, Nghiên cứu đa dạng cây thuốcthuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta) tại Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén,tỉnh Cao Bằng, Tạp chí KHLN, Số 1/2019 (5-12).4. Trần Thế Bách, Đỗ Văn Hài, Bùi Hồng Quang, Phan Thị Lan Anh, TrầnVăn Hải, Bùi Thu Hà, Hà Minh Tâm, Sỹ Danh Thường, Nghiên cứu định loạicác taxon thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) ở Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén,tỉnh Cao Bằng, TNU Journal of Science and Technology, 197(04): 119-125.5. Trần Văn Hải, Trần Thế Bách, Đỗ Văn Hài, Nghiên cứu đa dạng họ Mua(Melastomataceae) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh CaoBằng. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinhvật lần thứ 7 (2017): 150-158.6. Joongku Lee, Tran The Bach, Do Van Hai, Bui Hong Quang, Hae Joo Lee,Badamtsetseg Bazarragchaa, Doan Hoang Son, Duong Thi Hoan, Ha MinhTam, Hye-Young Jin, Le Ngoc Han, Nguyen Thi Thanh Huong, Phan Thi LanAnh, Sangjin Lee, Sy Danh Thuong, Tai-Hyeon Ahn, Tran Duc Binh, TranVan Hai, Vu Anh Thuong (2018), Woody Plants of Phia Oac - Phia DenNational Park in Vietnam. Korea National Arboretum, Pocheon, Republic ofKorea.(ISBN 979-11-88720-25-5). 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Thực vật là nguồn tài nguyên có thể tái tạo vô giá, giữ vai trò rấtquan trọng đối với khoa học, kinh tế xã hội và môi trường ở mỗi quốcgia, mỗi khu vực. Điều tra nghiên cứu về các Hệ Thực vật, đặc biệt làThực vật bậc cao có mạch luôn được coi là nhiệm vụ tiên phong, là cáccơ sở khoa học cần thiết, không thể thiếu đối với các lĩnh vực điều tra,nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, … về thực vật, nông, lâm nghiệp, y dược,… Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng về điều tra,nghiên cứu cơ bản các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên củamỗi quốc gia, mỗi khu vực, nhất là với các Vườn Quốc gia (VQG), cácKhu bảo tồn Thiên nhiên (Khu BTTN), … Các thông tin về Hệ Thựcvật, chính là những dữ liệu khoa học rất cần thiết góp phần làm cứ liệukhoa học cho nhiệm vụ xây dựng các chiến lược quy hoạch phát triểnkinh tế, xã hội, môi trường,… của đất nước ta. Việc nghiên cứu về Hệ Thực vật còn góp phần cung cấp các mẫuvật, các dẫn liệu rất cần thiết, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng cácphương án quy hoạch, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững Đa dạngsinh học tại VQG Phia Oắc – Phia Đén, ở tỉnh Cao Bằng cũng như vớicả nước. Trong mỗi Hệ Thực vật thì thực vật bậc cao có mạch luôn làthành phần chiếm ưu thế tuyệt đối và giữ vai trò quan trọng nhất về kinhtế, xã hội và môi trường. Cho đến nay, chưa có một công trình nàonghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về Hệ Thực vật bậc cao có mạchtại VQG Phia Oắc – Phia Đén. Vì lý do đó, tác giả thực hiện đề tài luậnán: Nghiên cứu đa dạng Hệ Thực vật bậc cao có mạch tại VườnQuốc gia Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được tính đa dạng Hệ Thực vật bậc cao có mạch tại VQGPhia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. 3. Bố cục của luận án Luận án gồm 144 trang, 62 bảng, 18 hình, 38 trang ảnh. Cấu trúc luận án như sau: Mở đầu (2 trang); Chương 1: Tổ ...

Tài liệu được xem nhiều: