Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền của các loài trong giống Megophrys (Amphibia: Megophryidae) ở Việt Nam

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 856.62 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm đánh giá được sự đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố và mối quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Megophrys ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của Luận án này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền của các loài trong giống Megophrys (Amphibia: Megophryidae) ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LƯƠNG MAI ANH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀMỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA CÁC LOÀI TRONGGIỐNG MEGOPHRYS (AMPHIBIA: MEGOPHRYIDAE) Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 9.42.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI−2021 Công trình được hoành thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn 2. GS. TS. Nguyễn Quảng Trường Phản biện 1: PGS. TS. Vũ Đình Thống Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Phản biện 2: PGS. TS. Cao Tiến Trung Trường Đại học Vinh Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại họcquốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi….. giờ…..ngày…..tháng……năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao trên thếgiới (Frost, 2020), trong đó có các loài lưỡng cư (Sterling et al.2006). Số lượng loài lưỡng cư (LC) ghi nhận ở Việt Nam tăng nhanhtrong các thập kỉ gần đây: từ 82 loài vào năm 1996 (Nguyễn VănSáng và Hồ Thu Cúc, 1996) lên đến 176 loài vào năm 2009 (Nguyenet al. 2009) và cho tới nay khoảng hơn 283 loài (Frost, 2020). Có rấtnhiều loài mới được mô tả và ghi nhận mới được phát hiện ở ViệtNam trong những năm gần đây, đặc biệt là các nhóm còn ít đượcnghiên cứu như các loài ếch nhái thuộc họ Megophryidae (Nguyenet al. 2009; Frost, 2020). Orlov et al. (2015) đã mô tả một loài mớiMegophrys latidactyla với mẫu vật thu ở tỉnh Nghệ An. Le et al.(2015) ghi nhận bổ sung loài M. daweimontis ở Việt Nam với mẫuvật thu ở Điện Biên và Sơn La. Từ năm 2017, có 6 loài mới chokhoa học đã được mô tả với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam: M. koui ởNghệ An, Hà Tĩnh (Mahony et al. 2017), M. elfina ở Đắk Lắk(Poyarkov et al. 2017), M. rubrimera thu ở Lào Cai (Tapley et al.2017), M. fansipanensis và M. hoanglienensis ở Lào Cai, M.caobangensis ở Cao Bằng (Frost 2020). Bên cạnh đó, việc áp dụngcác phương pháp nghiên cứu hiện đại như phân tích và so sánh trìnhtự DNA đã góp phần phân biệt các quần thể có đặc điểm hình tháigiống nhau từ đó mô tả thành các loài riêng biệt. 1 Giống Megophrys Kuhl & Van Hasselt, 1822 hiện ghi nhậntổng số 97 loài trên thế giới, có vùng phân bố chủ yếu ở khu vực ĐôngNam Á từ phía nam Trung Quốc tới Phi-lip-pin (Frost, 2020). Ở ViệtNam, đã ghi nhận 22 loài thuộc giống này bao gồm: M. brachykolos,M. daweimontis, M. elfina, M. fansipanensis, M. feae, M. gerti, M.gigantica, M. hansi, M. hoanglienensis, M. intermedia, M.jingdongensis, M. koui, M. latidactyla, M. maosonensis, M.microstoma, M. minor, M. pachyproctus, M. palpebralespinosa, M.parva, M. rubrimera và M. synoria (Frost, 2020, Orlov et al. 2015,Mahony et al. 2017, 2018, Poyarkov et al. 2017, Tapley et al. 2017,2018). Về mặt phân loại học, vị trí phân loại của một số loài thuộcgiống Megophrys chưa thực sự rõ ràng do có đặc điểm hình thái khágiống nhau, ví dụ như: Megophrys brachykolos, M. jingdongensis, M.microstoma và M. major. Loài M. major có vùng phân bố rất rộng ởhầu hết các vùng rừng núi ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Tuynhiên, các quần thể của loài này ở miền Bắc và miền Trung có nhữngsai khác nhất định về đặc điểm hình thái (kích cỡ, màu sắc) và đặcđiểm sinh thái. Bên cạnh đó, có nhiều mẫu vật thu thập được ở vùngbiên giới rất giống với các loài ghi nhận ở Trung Quốc và Lào. Dođó, việc nghiên cứu sâu về phân loại học, phân bố, quan hệ di truyềnvà biến dị quần thể của các loài thuộc giống Megophrys hứa hẹn cóphát hiện mới. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn thực hiện đề tài:“Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và mối quan hệ di truyền 2của các loài trong giống Megophrys (Anura: Megophryidae) ởViệt Nam”.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được sự đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố vàmối quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Megophrys ở Việt Nam.3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra về thành phần loài của giống Megophrys ở các địa điểmđại diện cho các vùng địa lý ở Việt Nam. - Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài theo dạng sinh cảnh,nơi thu mẫu và đai độ cao. - Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các quần thể và giữacác loài thuộc giống Megophrys dựa trên kết quả phân tích DNA.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: - Đã công bố 3 loài mới cho khoa học, ghi nhận bổ sung 1loài trong giống Cóc mắt cho khu hệ LC của Việt Nam và ghi nhậnbổ sung phân bố của 8 loài ở các tỉnh. - Đã cập nhập thông tin về thành phần loài, đặc điểm hình thái,đặc điểm phân bố của các loài trong giống Cóc mắt ở Việt Nam. - Đã xây dựng cây quan hệ di truyền của các loài thuộc giốngCóc mắt Megophrys ở Việt Nam và so sánh với một số loài ở cácnước lân cận. Ý nghĩa thực tiễn: 3 - Đề tài cung cấp thông tin cập nhật làm cơ sở khoa học cho côngtác quản lý và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.5. Những đóng góp mới của đề tài - Xây dựng được danh sách 18 loài thuộc giống Megophrysở Việt Nam trong đó ghi nhận bổ sung phân bố của 8 loài ở cáctỉnh của Việt Nam, ghi nhận bổ sung 1 loài cho khu hệ LC củaViệt Nam và mô tả 3 loài mới cho khoa học. - Đánh giá được đặc điểm phân bố của các loài trong giống Cócmắt theo đai độ cao, th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: