Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 606.83 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài "ghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An" là đánh giá được tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch (thành phần loài, thảm thực vật) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ AnBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN DANH HÙNGNGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCHVÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI, 2020Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamNgười hướng dẫn khoa học 1: TS. Đỗ Ngọc ĐàiNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Trần Minh HợiPhản biện 1: …Phản biện 2: …Phản biện 3: ….Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện,họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Côngnghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ- Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đa dạng sinh học (ĐDSH) có vai trò cực kì to lớn đối với con người. Từxa xưa, con người đã sử dụng nguồn tài nguyên này cho nhiều mục đích khácnhau để phục vụ đời sống như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nơi ởvà ngay cả những hoạt động tinh thần như phong tục tập quán, nghệ thuật - thica, hội hoạ... cũng đều xuất phát từ mối liên hệ giữa con người và những sinhvật xung quanh. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các khu hệ độngvật, thực vật, nấm, vi sinh vật rất đa dạng và phong phú nên được xem là mộttrong những trung tâm ĐDSH cao trên thế giới. Đến nay, ở Việt Nam biếtkhoảng hơn 13.000 loài thực vật bậc cao có mạch; hàng năm,con số này vẫntăng lên vì có nhiều loài mới được phát hiện và bổ sung thêm. Khu BTTN Pù Hoạt bao gồm những khối núi lớn với độ cao là 2.457 m.Đây là vùng nằm trong “Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An” đượcUNESCO công nhận ngày 20/9/2007. Khu BTTN Pù Hoạt có tổng diện tích90.741 ha, thuộc phạm vi 9 xã của huyện Quế Phong gồm: Thông Thụ, ĐồngVăn, Tiền Phong, Hạch Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn vàChâu Thôn, ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tọa độ địa lý 19027’46” -19059’55” độ vĩ Bắc, 104037’-104014’ độ kinh Đông. Tuy có Hệ thực vật phongphú nhưng những nghiên cứu về chúng còn rất ít. Một số công trình đã có của ĐỗNgọc Đài và công sự (2012), Đoàn Điều tra Quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An(2013), Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An (2016) mới đề cập đến những khíacạnh khác nhau chưa mang tính hệ thống và cập nhập đầy đủ về Khu hệ thực vậtbậc cao có mạch. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thựcvật bậc cao có mạch và đề xuất các giải pháp bảo tồn ở Khu Bảo tồn Thiênnhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch (thành phần loài,thảm thực vật) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt nhằm đề xuất các giải phápbảo tồn và phát triển bền vững. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1.Quan điểm về đa dạng sinh học Vấn đề đa dạng sinh học và bảo tồn đã trở thành một chiến lược trên toànthế giới. Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việcđánh giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên toàn phạm vi thế giới. Đólà Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường Liên 1hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài nguyêndi truyền quốc tế (IPGRI)... Việc bảo tồn đa dạng sinh học là trọng tâm của sinhhọc bảo tồn, nhưng cụm từ “đa dạng sinh học” còn có rất nhiều định nghĩa.Định nghĩa do Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF (1989) đề xuất nhưsau: Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệuloài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài vàlà hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. Do vậy đa dạngsinh học phải được tính theo ba mức độ: Đa dạng về loài, đa dạng hệ sinh tháivà đa dạng về gen.1.2. Nghiên cứu về thực vật trên thế giới1.2.1. Nghiên cứu về hệ thực vật Ở các nước châu Âu, châu Mỹ, việc nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnhthổ đã được hoàn thành từ lâu. Hầu hết các vật mẫu đã được thu thập và lưu trữ tạicác phòng mẫu khô (Herbarium) như: Kew (Anh), Bảo tàng lịch sử tự nhiên Paris(Pháp), New York (Hoa Kỳ), Xanh Pê-téc-bua (Nga)... Vì vậy, khi xây dựng cáckhu BTTN và VQG hết sức thuận lợi, đơn giản đối với họ. Một số công trình tiêubiểu của một số nước châu Á như: Thực vật chí Ấn Độ, Thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: