Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đột biến và đa hình di truyền trên gen mã hóa yếu tố IX ở bệnh nhân Hemophilia B
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.69 MB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học "Nghiên cứu đột biến và đa hình di truyền trên gen mã hóa yếu tố IX ở bệnh nhân Hemophilia B" trình bày các nội dung chính sau: Lập bản đồ đột biến gen mã hóa yếu tố IX của bệnh nhân Hemophilia B; Khảo sát để xác định các đa hình nucleotide có tỷ lệ dị hợp tử cao làm cơ sở để chẩn đoán người mang gen bằng phương pháp phân tích liên kết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đột biến và đa hình di truyền trên gen mã hóa yếu tố IX ở bệnh nhân Hemophilia B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- VŨ THỊ BÍCH HƯỜNG NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN VÀ ĐA HÌNH DI TRUYỀN TRÊN GEN MÃ HÓA YẾU TỐ IX Ở BỆNH NHÂN HEMOPHILIA B Chuyên ngành: Di truyền học Mã số: 9 42 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2022 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Dương Quốc Chính Viện Huyết học – Truyền máu TW Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Đồng Văn Quyền Viện Công nghệ sinh học Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Minh Phương Phản biện 2: PGS.TS. Lương Thị Lan Anh Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Thị Thơm Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ …. , ngày … tháng … năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU Hemophilia B là rối loạn chảy máu do thiếu hụt yếu tố IX (FIX). Đây là bệnh lý khó điều trị, để lại hậu quả quả nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của người bệnh. Cơ chế sinh bệnh hemophilia B là do các đột biến trên gen mã hóa yếu tố IX (F9) làm giảm hoặc mất chức năng tổng hợp FIX của gen, dẫn đến thiếu hụt yếu tố IX gây ra hiện tượng chảy máu kéo dài. Gen F9 là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X nên có tính chất di truyền qua các thế hệ. Do đó, chẩn đoán người mang gen bệnh là cách tiếp cận duy nhất để kiểm soát nguồn gen bệnh, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh mới thông qua chẩn đoán trước sinh, chẩn đoán trước chuyển phôi. Đột biến và đa hình nằm trên gen F9 là công cụ chủ đạo để chẩn đoán người mang gen bệnh hemophialia B. Các biến đổi di truyền này có tính quần thể, do đó việc khảo sát để tìm ra các đột biến và đa hình đặc trưng cho quần thể có vai trò quan trọng nhằm thiết lập được bộ công cụ chẩn đoán hiệu quả và phù hợp. Trên thế giới, các nghiên cứu về đột biến và đa hình nucleotde trên gen F9 gen hemophilia đã được thực hiện từ rất lâu. Nhiều quốc gia đã công bố đặc điểm đột biến và các đa hình nucleotide có giá trị thông tin trong quần thể mình, góp phần hiệu quả trong chăm sóc, kiểm soát và quản lý bệnh hemophilia B. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu khảo sát tìm hiểu về các đa hình nucleotide trên gen F9 đặc trưng cho người Việt Nam. Nghiên cứu về đột biến gen F9 liên quan đến bệnh hemophilia B chưa nhiều, tính đại diện chưa cao và chưa nghiên cứu đầy đủ trên toàn bộ gen F9. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân mới gia tăng hàng năm. Chính vì vậy, nghiên cứu tổng quát trên toàn bộ gen F9 với cỡ mẫu lớn để thiết lập được bộ công cụ chẩn đoán đặc trưng và hiệu quả cho người Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần kiểm soát nguồn gen bệnh. Với những lý do đó, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài “Nghiên cứu đột biến và đa hình di truyền trên gen mã hóa yếu tố IX ở bệnh nhân hemophilia B”. Mục tiêu nghiên cứu luận án: (1) Lập bản đồ đột biến gen mã hóa yếu tố IX của bệnh nhân hemophilia B (2) Xác định các đa hình nucleotide có tỷ lệ dị hợp tử cao làm cơ sở để chẩn đoán người mang gen bằng phương pháp phân tích liên kết. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án: (1) Xây dựng quy trình giải trình tự gen F9 trên hệ thống giải trình tự NGS. (2) Giải trình tự và lập bản đồ đột biến gen F9 ở 100 bệnh nhân. Khảo sát mối tương quan kiểu gen đột biến và tình trạng bệnh. (3) Giải trình tự gen F9 ở 100 người phụ nữ bình thường. Xác định tần suất và tỷ lệ dị hợp tử các đa hình nucleotide trên gen F9. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh hemophilia B 1.1.1. Một số dấu mốc về lịch sử phát hiện và nghiên cứu bệnh hemophilia B Thế kỷ thứ hai sau công nguyên đã có những ghi nhận đầu tiên về bệnh máu khó đông. Năm 1928, thuật ngữ “hemophilia” được đề cập lần đầu tiên. Năm 1952, Rosemary Biggs phát hiện ra bệnh hemophilia B. Năm 1982-1983, gen F9 được tách dòng. Năm 1985, trình tự gen F9 được công bố. Từ đây, phân tích di truyền chẩn đoán tình trạng mang gen hemophilia B đã được thực hiện. 1.1.2. Khái quát về bệnh hemophilia B 1.1.2.1. Đặc điểm của bệnh Người khỏe mạnh bình thường có nồng độ FIX hoạt tính dao động từ 50- 150%. Người bệnh hemophilia B là những người bị mất khả năng kiểm soát quá trình đông máu do nồng độ yếu tố IX hoạt tính giảm dưới 40%, 1.1.2.2. Cơ chế di truyền của bệnh Hemophilia B là di truyền gen lặn liên kết với NST X. Kho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đột biến và đa hình di truyền trên gen mã hóa yếu tố IX ở bệnh nhân Hemophilia B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- VŨ THỊ BÍCH HƯỜNG NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN VÀ ĐA HÌNH DI TRUYỀN TRÊN GEN MÃ HÓA YẾU TỐ IX Ở BỆNH NHÂN HEMOPHILIA B Chuyên ngành: Di truyền học Mã số: 9 42 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2022 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Dương Quốc Chính Viện Huyết học – Truyền máu TW Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Đồng Văn Quyền Viện Công nghệ sinh học Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Minh Phương Phản biện 2: PGS.TS. Lương Thị Lan Anh Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Thị Thơm Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ …. , ngày … tháng … năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU Hemophilia B là rối loạn chảy máu do thiếu hụt yếu tố IX (FIX). Đây là bệnh lý khó điều trị, để lại hậu quả quả nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của người bệnh. Cơ chế sinh bệnh hemophilia B là do các đột biến trên gen mã hóa yếu tố IX (F9) làm giảm hoặc mất chức năng tổng hợp FIX của gen, dẫn đến thiếu hụt yếu tố IX gây ra hiện tượng chảy máu kéo dài. Gen F9 là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X nên có tính chất di truyền qua các thế hệ. Do đó, chẩn đoán người mang gen bệnh là cách tiếp cận duy nhất để kiểm soát nguồn gen bệnh, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh mới thông qua chẩn đoán trước sinh, chẩn đoán trước chuyển phôi. Đột biến và đa hình nằm trên gen F9 là công cụ chủ đạo để chẩn đoán người mang gen bệnh hemophialia B. Các biến đổi di truyền này có tính quần thể, do đó việc khảo sát để tìm ra các đột biến và đa hình đặc trưng cho quần thể có vai trò quan trọng nhằm thiết lập được bộ công cụ chẩn đoán hiệu quả và phù hợp. Trên thế giới, các nghiên cứu về đột biến và đa hình nucleotde trên gen F9 gen hemophilia đã được thực hiện từ rất lâu. Nhiều quốc gia đã công bố đặc điểm đột biến và các đa hình nucleotide có giá trị thông tin trong quần thể mình, góp phần hiệu quả trong chăm sóc, kiểm soát và quản lý bệnh hemophilia B. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu khảo sát tìm hiểu về các đa hình nucleotide trên gen F9 đặc trưng cho người Việt Nam. Nghiên cứu về đột biến gen F9 liên quan đến bệnh hemophilia B chưa nhiều, tính đại diện chưa cao và chưa nghiên cứu đầy đủ trên toàn bộ gen F9. Trong khi đó, tỷ lệ bệnh nhân mới gia tăng hàng năm. Chính vì vậy, nghiên cứu tổng quát trên toàn bộ gen F9 với cỡ mẫu lớn để thiết lập được bộ công cụ chẩn đoán đặc trưng và hiệu quả cho người Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần kiểm soát nguồn gen bệnh. Với những lý do đó, nghiên cứu sinh thực hiện đề tài “Nghiên cứu đột biến và đa hình di truyền trên gen mã hóa yếu tố IX ở bệnh nhân hemophilia B”. Mục tiêu nghiên cứu luận án: (1) Lập bản đồ đột biến gen mã hóa yếu tố IX của bệnh nhân hemophilia B (2) Xác định các đa hình nucleotide có tỷ lệ dị hợp tử cao làm cơ sở để chẩn đoán người mang gen bằng phương pháp phân tích liên kết. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án: (1) Xây dựng quy trình giải trình tự gen F9 trên hệ thống giải trình tự NGS. (2) Giải trình tự và lập bản đồ đột biến gen F9 ở 100 bệnh nhân. Khảo sát mối tương quan kiểu gen đột biến và tình trạng bệnh. (3) Giải trình tự gen F9 ở 100 người phụ nữ bình thường. Xác định tần suất và tỷ lệ dị hợp tử các đa hình nucleotide trên gen F9. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh hemophilia B 1.1.1. Một số dấu mốc về lịch sử phát hiện và nghiên cứu bệnh hemophilia B Thế kỷ thứ hai sau công nguyên đã có những ghi nhận đầu tiên về bệnh máu khó đông. Năm 1928, thuật ngữ “hemophilia” được đề cập lần đầu tiên. Năm 1952, Rosemary Biggs phát hiện ra bệnh hemophilia B. Năm 1982-1983, gen F9 được tách dòng. Năm 1985, trình tự gen F9 được công bố. Từ đây, phân tích di truyền chẩn đoán tình trạng mang gen hemophilia B đã được thực hiện. 1.1.2. Khái quát về bệnh hemophilia B 1.1.2.1. Đặc điểm của bệnh Người khỏe mạnh bình thường có nồng độ FIX hoạt tính dao động từ 50- 150%. Người bệnh hemophilia B là những người bị mất khả năng kiểm soát quá trình đông máu do nồng độ yếu tố IX hoạt tính giảm dưới 40%, 1.1.2.2. Cơ chế di truyền của bệnh Hemophilia B là di truyền gen lặn liên kết với NST X. Kho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Sinh học Đa hình di truyền Di truyền học Bệnh nhân Hemophilia B Rối loạn chảy máuGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 429 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 331 0 0
-
206 trang 304 2 0
-
228 trang 272 0 0
-
149 trang 244 0 0
-
32 trang 229 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 224 0 0 -
208 trang 217 0 0
-
27 trang 198 0 0