Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thành phần hóa học tinh dầu của chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Bắc Trung Bộ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 767.48 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là mô tả được một số đặc điểm sinh học và phân bố của các loài thuộc chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ; xác định được thành phần hóa học của tinh dầu; hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và hoạt tính kháng ấu trùng muỗi của tinh dầu một số loài trong 2 chi nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thành phần hóa học tinh dầu của chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Bắc Trung BộBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRỊNH THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA CHI GỪNG (Zingiber Boehm.) VÀ CHI NGẢI TIÊN (Hedychium Koen.) THUỘC HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE Lindl.) Ở BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2021Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâmKhoa học và Công nghệ Việt Nam.Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Đỗ Ngọc ĐàiNgười hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Thị Thanh HươngPhản biện 1: …Phản biện 2: …Phản biện 3: ….Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tạiHọc viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Namvào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 202….Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ- Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.), gồm những cây thảo sống lâu năm với các thânrễ bò ngang hay tạo củ, phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. ChiGừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.), thuộc họ Gừng(Zingiberaceae Lindl.), là những đối tượng thường được sử dụng trong các bài thuốc yhọc cổ truyền và trong chế biến thực phẩm. Ngày nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ tinh dầu của thực vật ngày một cao.Hơn nữa, tinh dầu từ các loài trong 2 chi Gừng (Zingiber) và Ngải tiên (Hedychium)đã cho thấy các hoạt động kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxy hóa và khả năng diệtcôn trùng. Vì vậy chúng có khả năng được sử dụng như là lựa chọn thay thế an toànhơn cho kháng sinh tổng hợp, thuốc chống nấm, chống muỗi, thuốc trừ sâu và trongliệu pháp làm đẹp. Khu vực Bắc Trung Bộ là nơi giao thoa của luồng thực vật từ Bắc vào và Namra, đồng thời là nơi có nhiều khu rừng đặc dụng nên hệ thực vật rất phong phú và đadạng, tuy nhiên, nhiều loài trong 2 chi Gừng (Zingiber) và Ngải tiên (Hedychium) vẫnchưa được nghiên cứu về thực vật và hóa tinh dầu một cách đầy đủ. Chính vì vậy, tácgiả chọn đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thành phần hóa học tinhdầu của chi Gừng (Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) thuộc họGừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Bắc Trung Bộ”.2. Mục tiêu - Mô tả được một số đặc điểm sinh học và phân bố của các loài thuộc chi Gừng(Zingiber Boehm.) và chi Ngải tiên (Hedychium Koen.) ở Bắc Trung Bộ. - Xác định được thành phần hóa học của tinh dầu; hoạt tính kháng vi sinh vậtkiểm định và hoạt tính kháng ấu trùng muỗi của tinh dầu một số loài trong 2 chinghiên cứu.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Cập nhật, bổ sung và hệ thống các dẫn liệu về đa dạng chi Gừng (Zingiber) vàchi Ngải tiên (Hedychium) ở Bắc Trung Bộ; + Cung cấp dẫn liệu mới về hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của 39 mẫuthuộc 12 loài trong 2 chi Gừng (Zingiber) và Ngải tiên (Hedychium); + Cung cấp dẫn liệu mới về hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của 13 mẫutinh dầu thuộc 5 loài trong 2 chi Gừng (Zingiber) và Ngải tiên (Hedychium) và hoạttính kháng ấu trùng muỗi của 6 mẫu tinh dầu thuộc 4 loài chi Gừng (Zingiber). - Ý nghĩa về thực tiễn Trên cơ sở những luận cứ khoa học thu được, kết quả nghiên cứu của luận án giúpcác nhà quản lý xây dựng chiến lược bảo tồn, phát triển và khai thác các loài có giá trịtrong 2 chi Gừng (Zingiber) và Ngải tiên (Hedychium) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)tại Khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung.4. Bố cục của luận án Luận án gồm 141 trang, 24 bảng, 5 hình, 20 ảnh được cấu trúc thành các phần 2chính như sau: Mở đầu (02 trang); Chương 1: Tổng quan tài liệu (22 trang); Chương 2:Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (08 trang); Chương 3: Kết quả vàthảo luận (106 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang); Những đóng góp mới của luậnán; Danh mục công trình công bố liên quan đến luận án; Tài liệu tham khảo (170 tàiliệu được cập nhật đến tháng 5 năm 2021); Phụ lục. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN1.1. Nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) 1.1.1. Trên thế giới C. Linnaeus (1753) là người đầu tiên phân loại họ Gừng (Zingiberaceae). Năm1835, Lindley đã lấy tên chi Zingiber làm chi chuẩn để đặt tên cho họ Gừng làZingiberaceae. Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về họ Gừng(Zingiberaceae Lindl.), điển hình như P. Sirirugsa (1998), K. Larsen và cs. (1998), J.Kress và cs. (2002), K. Larsen và S.S. Larsen (2006), A. Lamb và cs. (2013), J. M.Christenhusz và J. W. Byng (2016), … Theo The Plant list, họ Gừng gồm 52 chi với1587 tên loài được chấp nhận. 1.1.2. Ở Việt Nam J. Loureiro (1793), Gagnepain (1908), Lê Khả Kế và cs. (1975), Phạm HoàngHộ (1993, 2000), Nguyễn Quốc Bình (2005, 2017), … Ở khu vực Bắc Trung Bộ chưa có công trình nào mang tính hệ thống mà chỉ cócác thống kê riêng lẻ về họ Gừng của Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai Văn Phô (2003),Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004), Đỗ Ngọc Đài và Lê Thị Hương(2010), Đậu Bá Thìn và cs. (2013), Võ Minh Sơn và cs. (2015), Lê Thị Hương và cs.(2015), Đậu Bá Thìn và cs. (2017), Nguyễn Danh Hùng và cs. (2018).1.2. Nghiên cứu về thành phần loài của chi Gừng (Zingiber Boe ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: