Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa Channa maculata (Lacepède, 1801)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.78 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu tổng quát của đề tài là cung cấp những luận cứ khoa học về một số đặc điểm sinh học và một số yếu tố kỹ thuật trong sản xuất giống cá chuối hoa. Thành công của đề tài sẽ góp phần rất lớn cho việc xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, duy trì và phát triển nguồn lợi, bảo vệ quỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa Channa maculata (Lacepède, 1801)BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TẠ THỊ BÌNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ XÂY DỰNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHUỐI HOA Channa maculata (Lacepède, 1801) Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 9 42 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC HÀ NỘI – 2020Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Hữu Dực Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Đỗ Văn Tứ Phản biện 1: … Phản biện 2: … Phản biện 3: …. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦUGiới thiệu Trong các loài cá nước ngọt, các loài thuộc họ cá quả Channidae(Anabantiformes) được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm do chúng cókích thước lớn, thịt ngon và sức sống cao. Nhiều loài đã được nghiên cứu đầy đủ về đặcđiểm sinh học, sản xuất giống và phát triển thành đối tượng nuôi quan trọng ở các nướctrong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Phillipines, Ấn Độ và Malaysia(Muntaziana et al., 2013). Ở Việt Nam, họ cá quả chỉ có duy nhất một giống Channathuộc họ này gồm có 12 loài phân bố khắp các miền với nhiều tên gọi khác nhau theotiếng địa phương. Trong đó, cá lóc đen (C. striata) và cá lóc bông (C. micropeltes) đãđược nghiên cứu nhiều và phát triển nghề nuôi do chúng có kích cỡ lớn và giá trị kinhtế cao (Nguyễn Huấn và Dương Nhựt Long, 2008). Gần đây, cá dày (C. lucius) cũng đãđược nghiên cứu đặc điểm sinh học và sản xuất giống (Tiền Hải Lý, 2016). Cá chànhdục (C. gachua) kích thước nhỏ nhưng cũng đã được nghiên cứu đặc điểm sinh học vàsản xuất giống (Hồ Mỹ Hạnh, 2017). Trong khi đó cá chuối hoa (C. maculata) cũng làmột đối tượng nuôi có tiềm năng nhưng lại chưa được chú ý nghiên cứu nhiều. Hiện nay, nghiên cứu về cá chuối hoa ở trong nước mới chỉ có một số công trìnhnghiên cứu về đặc điểm phân loại, một số đặc điểm sinh học và nghiên cứu sơ bộ về sảnxuất giống nhân tạo. (Nguyễn Thái Tự, 1983; Mai Đình Yên, 1978; Nguyễn Văn Hảo,2005; Nguyễn Đình Vinh và nnk., 2015; Tạ Thị Bình và nnk., 2015). Vì vậy, việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học làm cơ sở cho việc cho đẻnhân tạo, xây dựng kỹ thuật sản xuất cá giống và đưa vào nuôi loài cá này là hết sức cầnthiết nhằm góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, duy trì và phát triển nguồn lợi, bảo vệquỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, theo Pravdin (1973) muốn thuần hóa vàđưa vào nuôi một loài cá có hiệu quả thì phải hiểu biết về đặc điểm sinh học của chúng.Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và xây dựng kỹ thuật sảnxuất giống cá chuối hoa Channa maculata (Lacepède, 1801) ” được thực hiện.Mục tiêu của đề tài Xác định được các đặc điểm đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của cá chuối hoangoài tự nhiên làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng kỹ thuật sản xuất giống và ươngnuôi loài cá này. Xây dựng được một số thông số kỹ thuật trong sản xuất giống cá chuối hoatrong điều kiện nhân tạo.Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chuối hoa ngoài tự nhiên - Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng - Nghiên cứu đặc điểm sinh sản Xây dựng kỹ thuật sản xuất giống cá chuối hoa trong điều kiện nhân tạo - Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ - Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản - Nghiên cứu kỹ thuật ương cá bột lên cá hương - Nghiên cứu kỹ thuật ương cá hương lên cá giống 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN1.1. Vị trí phân loại cá Chuối hoa Theo hệ thống phân loại Eschmeyer (2018) thì cá chuối hoa Channa maculata(Lacepède, 1801) được xác định như sau: Giới: Động vật - Animalia. Ngành: Dây sống - Chordata. Lớp: Vây tia - Actinopteri. Bộ: Cá Rô - Anabantiformes. Phân bộ: Cá quả - Channoidei. Họ: Cá quả - Channidae. Giống: Cá quả - Channa. Loài: Cá chuối hoa - Channa maculata (Lacepède, 1801)1.2. Tình hình nghiên cứu về cá chuối hoa trên thế giới và Việt Nam1.2.1. Tình hình nghiên cứu cá chuối hoa trên thế giới Trên thế giới đã có những nghiên cứu vùng phân bố của cá chuối hoa và các nhànghiên cứu đã phát hiện loài này có ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như TrungQuốc, Đài Loan, Philippines và Bắc Việt Nam; ngoài ra chúng còn được di nhập vàoNhật Bản, Hawai và Madagascar (Water & James, 2004) Fang Fang et al.,(2002) cho biết cá chuối hoa là loài cá nuôi quan trọng thứ haivà được nuôi tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Đông. Hiện nay, cá chuối hoa được coi làmột trong những nguồn cung cấp thực phẩm tại Đài Loan; Nara, Hyogo, Hiroshima(Nhật Bản) và Philippines (Okada, 1960; Liang et al., 1962; Hay và Hodgkiss, 1981;Uyeno và Akai, 1984 trích theo Water and James, 2004). Theo Yamamoto & Tagawa (2000) thì cá chuối hoa là loài cá ăn thịt. Chen (2012) đã tiến hành nghiên cứu phân lập được vi khuẩn Aeromonasschubertii trên cá chuối hoa Channa maculata bị bệnh. Ju & Woof (1987) đã nghiên cứu khả năng trao đổi chất cá chuối hoa trong điềukiện thiếu oxy. Zhao et al.(2016) đã nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của nồ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: