Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.65 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu phân loại, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" là có được các dẫn liệu về phân loại hình thái, di truyền phân tử DNA, môi trường sống, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở CHDCND Lào, làm cơ sở cho việc gây nuôi và bảo tồn chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân loại, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI SAKKOUNA PHOMMAVONGSA NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI, TẬP TÍNHDINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CỦA CÀ CUỐNG (BELOSTOMATIDAE: LETHOCERUS SP.) Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 942. 01. 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: KHOA SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Vũ Quang Mạnh PGS. TS. Bùi Minh HồngPhản biện 1: PGS.TS. Phạm Hồng Thái – Bảo tàng thiên nhiên Việt NamPhản biện 2: PGS.TS. Trần Anh Đức – Trường Đại học Khoa học Tư nhiên, Đạihọc Quốc gia Hà NộiPhản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên – Viện sinh thái và Tài nguyênsinh vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi …h…’ ngày…tháng… năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài. Nước CHDCND Lào là đất nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, với diện tích rừnglớn, hệ sinh thái phong phú, còn giữ được nhiều nét nguyên sơ, bản địa, khí hậu đặctrưng, cùng sự xuất hiện của các đầm lầy, ao hồ, nên đây là môi trường rất thuận lợi chohệ động vật nước sinh sống, trong đó có đối tượng côn trùng hay được biết đến với tênbọ nước (Giant water bug) hay bọ đèn (Electric light bug) đó là nhóm cà cuống. Cà cuống là côn trùng nước có kích cỡ lớn, thuộc nhóm côn trùng cánh nửa(Hemiptera). Cà cuống thuộc phân họ Lethocerinae, họ Belostomatidae. Theo Lack và Menke(1961) họ Belostomatidae được chia thành 3 phân họ: Lethocerinae, Belostomatinae và phânhọ Horvathiniinae. Trong đó Lethocerinea là nhánh chính, nguyên sơ nhất, trước khi xuất hiện2 phân họ còn lại. Chúng sinh sống trong các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt và có tập tínhsinh học rất độc đáo về cách thức bắt mồi và bảo vệ chăm sóc trứng. Ngoài ra cà cuống cóđặc điểm sinh thái mang nhiều giá trị đó là tuyến thơm, ở đốt ngực giữa và có hai ống nhỏbên trong ống đó chứa chất thơm được gọi là tinh dầu cà cuống. Vì tính chất cổ đại trong quátrình tiến hoá và đời sống với nhiều đặc điểm đặc biệt khác nhau, nên đối tượng này đã thuhút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Ở ngoài tự nhiên, cà cuốngrất nhạy cảm với sự ô nhiễm môi trường nước, chúng có ý nghĩa góp phần như một nhân tốchỉ thị sinh học (Bioindicator) về môi trường sống tại thủy vực đó, đồng thời trong chu trìnhdinh dưỡng ở các thủy vực nước ngọt và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi và lưới thứcăn. Trên thế giời cà cuống đã được tiến hành nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX ở nhiều nước.Tại Việt Nam từ năm 1992 theo Vũ Quang Mạnh, cà cuống đã được đưa vào sách đỏ ở cấpđộ nhóm quý hiếm cần được bảo vệ xếp ở bậc R, và chỉ cách 7 năm sau đó đã ở hạng mục độngvật sẽ nguy cấp bậc V, cho đến nay số lượng này vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Tại CHDCND Lào, theo chương trình tìm hiểu nguồn thức ăn côn trùng tại Lào của tổchức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp Quốc (FAO, 2008 – 2009), người ta đã sử dụngcà cuống như một loại thức ăn có dinh dưỡng, từ đó xây dựng các mô hình trang trại gâynuôi quy mô hộ gia đình. Các nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về cà cuống của của SakkounaPhommavongsa và Sonexay Rasphone về cơ sở gây nuôi cà cuống tại CHDCND Lào. Đã đưara kết quả quan trọng và đặc điểm phân loại học, môi trường sống và một số tập tính dinhdưỡng và sinh sản của loài cà cuống (Lethocerus sp.) ở hai vùng khác nhau như; ở thủ đôViêng Chăn và tỉnh Savanhnakhet, CHDCND Lào. Bên cạnh đó, đối tượng này ở nước Lào,còn chưa được nghiên cứu nhiều. Vậy xuất phát từ nghững cơ sở khoa học trên, để giữ vững nguồn đa dạng sinh học,hiểu sâu về đặc điểm môi trường sống, thành phần loài cà cuống, và các tập tính dinh dưỡngvà sinh sản của cà cuống tại CHDCND Lào, làm cơ sở cho việc gây nuôi và bảo tồn chúng,chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận án: “Nghiên cứu phân loại, tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống(Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào”.2. Mục tiêu nghiên cứu. Có dược các dẫn liệu về phân loại hình thái, di truyền phân tử DNA, môi trường sống, 2tập tính dinh dưỡng và sinh sản của cà cuống (Belostomatidae: Lethocerus sp.) ở CHDCNDLào, làm cơ sở cho việc gây nuôi và bảo tồn chúng.3. Nội dung nghiên cứu. 1. Nghiên cứu phân loại hình thái của cà cuống (Belostomatidae: Le ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: