Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên chúng

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 690.57 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án nghiên cứu thành phần, diễn biến mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi chính trên chè, khả năng khống chế sâu hại của một số loài côn trùng bắt mồi chính, ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi chính và mối quan hệ giữa chúng, xây dựng tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho lĩnh vực canh tác bền vững quản lý dịch hại chè tổng hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên chúng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------------------------------------ Vũ Thị ThươngNGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC LOÀICÔN TRÙNG BẮT MỒI VỚI SÂU HẠI TRÊN CÂY CHÈ Ở PHÚ THỌ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN CHÚNG Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC Mã số: 9 42 01 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2018Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ – Viện Hàn lâmKhoa học và Công nghệ Việt NamNgười hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trương Xuân LamNgười hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương LiênPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện Khoa họcvà Công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ...... giờ …..ngày ….... tháng .....năm 2018Có thể tìm hiểu luận án tại : - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU1. Lý do lựa chọn đề tài Những nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã được tiến hành từ nhữngnăm đầu thế kỉ XX (Du Pasquier, 1932). Nhưng nghiên cứu về thành phần thiênđịch của sâu hại chè thì chỉ mới bắt đầu từ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI(Nguyễn Văn Thiệp, 1998; Lê Thị Nhung, 2002; Phạm Văn Lầm và nnk, 2003,2005, 2007a, 2007b, 2008, 2011, Phạm Văn Lầm, 2013…). Tuy nhiên các tác giảchưa nghiên cứu mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại và ảnh hưởng củamột số yếu tố sinh thái cơ bản lên mối quan hệ đó. Trong công tác phòng chốngsinh vật hại để bảo vệ cây chè thì nhu cầu sử dụng hóa chất, phân bón và các chấtđiều tiết sinh trưởng vẫn không ngừng gia tăng và trở thành một thói quen củangười nông dân. Việc gia tăng quá mức số lần sử dụng thuốc trừ sâu hoá họckhông chỉ tiêu diệt các loài sâu hại chè mà còn làm xuất hiện nhiều loài sâu hạinguy hiểm khác, một số loài sâu hại thứ yếu gia tăng số lượng và trở thành các loàihại chủ yếu, làm suy giảm tài nguyên thiên địch của sâu hại trong tự nhiên. Quitrình Viet GAP trên chè được công bố lần đầu tiên năm 2008, trong đó nêu rõ ưutiên sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổnghợp (ICM), trong đó việc sử dụng biện pháp sinh học luôn luôn được khuyếnkhích. Trước yêu cầu của thực tiễn và khoa học như trên chúng tôi tiến hànhnghiên cứu đề tài này.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Luận án đã thống kê, cập nhật thành phần loài côn trùnghại và côn trùng bắt mồi tại 9 huyện trồng chè của tỉnh Phú Thọ. Luận án cung cấpdẫn liệu khoa học về diễn biến mật độ của một số sâu hại và côn trùng bắt mồichính trên chè từ 2014 – 2016. Ý nghĩa thực tiễn: Các dẫn liệu thu được là cơ sở đề xuất các biện pháp bảovệ, duy trì và nhân thả các loài côn trùng bắt mồi trong phòng chống sâu hại chè ởvùng nghiên cứu.3. Mục đích của đề tài Nghiên cứu thành phần, diễn biến mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi chínhtrên chè, khả năng khống chế sâu hại của một số loài côn trùng bắt mồi chính, ảnhhưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi chính và mốiquan hệ giữa chúng, xây dựng tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho lĩnh vực canhtác bền vững quản lý dịch hại chè tổng hợp.4. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 145 trang đánh máy khổ A4, gồm 27 bảng biểu, 15 hình đượcchia thành các chương, mục như sau: Phần mở đầu: 3 trang; Chương 1: Cơ sởkhoa học và tổng quan tài liệu: 28 trang; Chương 2: Nội dung và phương pháp 1nghiên cứu: 14 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 84 trang; Kếtluận và đề nghị: 2 trang; Tài liệu tham khảo: 14 trang, gồm 155 tài liệu tham khảotrong đó 48 tài liệu tiếng Việt, 101 tài liệu tiếng nước ngoài và 6 tài liệu internet. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Về mặt lý thuyết thì mọi hệ sinh thái đều có cơ chế tự nhiên để thiết lậptrạng thái cân bằng của chúng. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, dưới sự tácđộng của con người đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thànhphần và cấu trúc hệ sinh thái đồng ruộng luôn bị thay đổi, làm phá vỡ cân bằngsinh thái tự nhiên của sinh quần. Nhưng dựa trên cơ chế đấu tranh sinh học, chúngta hoàn toàn có thể sử dụng các loài côn trùng bắt mồi để khống chế mật độ sâuhại trên sinh quần đồng ruộng, giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: