Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh cây trồng

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 525.23 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án nhằm tuyển chọn được bộ chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng cao với vi khuẩn R. solanacearum để sản xuất chế phẩm vi sinh ứng dụng trong phòng trừ bệnh HXVK cây ớt và lạc, giảm 70-75% bệnh, tăng năng suất 15%. Xác định được một số cơ chế đối kháng chính của vi sinh vật với vi khuẩn R. solanacearum.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh cây trồng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Lê Thị Thanh Thủy NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN VI SINH VẬTĐỐI KHÁNG VI KHUẨN Ralstonia solanacearum GÂY BỆNH HÉO XANH CÂY TRỒNG Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 62420107 (DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội – 2014Công trình được hoàn thành tại:Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học : 1. TS. Lê Như Kiểu 2. PGS. TS. Lại Thúy HiềnPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc giaHà Nội chấm luận án tiến sĩ họp tại:Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà NộiVào hồi……giờ…….ngày……..tháng.…..năm …Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam;- Trung tâm thông tin – Thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Mở đầu1. Tính cấp thiết của luận án Bệnh hại cây trồng đã gây thiệt hại đáng kể trong sản xuất và bảo quảnnông sản. Trong đó, phải kể đến bệnh héo xanh (Bacterial wilt disease) do vikhuẩn Ralstonia solanacearum (HXVK) gây ra, bệnh này được coi là mộttrong năm loại bệnh cây trồng thuộc đối tượng quan tâm nhất của chương trìnhphòng trừ sâu bệnh tổng hợp của FAO (1992) và chịu sự kiểm soát chặt chẽ củakiểm dịch Quốc tế, nhất là các nước thuộc cộng đồng châu Âu. Trước tình hìnhđó, đã có nhiều nghiên cứu về canh tác và chọn giống cây trồng, sử dụng thuốchóa học bảo vệ thực vật cũng như áp dụng biện pháp kiểm soát sinh học bằngcách sử dụng các chế phẩm vi sinh, phân hữu cơ vi sinh chứa các chủng vi sinhvật đối kháng có khả năng ức chế và làm giảm tính độc của R. solanacearum.Tuy nhiên, các biện pháp vẫn còn hạn chế là: khả năng giảm tỉ lệ bệnh cònthấp, thời gian bảo quản chế phẩm ngắn, hiệu quả chưa cao nên chưa đáp ứngnhu cầu của thực tiễn,...v...v... Trong khi đó, việc sử dụng thuốc hóa học để hạnchế vi khuẩn R. solanacearum không những không có hiệu quả mà còn gây ảnhhưởng xấu tới môi trường sinh thái, chất lượng sản phẩm và sức khỏe cộngđồng. Do đó, việc thường xuyên phân lập các chủng vi khuẩn R. solanacearummới, có tính độc cao từ ngoài đồng ruộng là rất cần thiết, vì những chủng nàysẽ là đối tượng cho việc phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật vừa có khảnăng đối kháng cao với chúng vừa cạnh tranh tốt với các vi sinh vật gây bệnhvùng rễ cây trồng để sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh HXVK, gópphần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, giảm thiệt hại kinh tế cho ngườinông dân và xã hội là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Xuất pháttừ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận án: “Nghiên cứu, tuyểnchọn vi sinh vật đối kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héoxanh cây trồng”. Lạc và ớt là 2 loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng rất cao, mang lại lợiích kinh tế rất lớn cho xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước. 1 Tuy nhiên, chúng thường bị bệnh HXVK ở mức độ cao, có lúc tới 30-40%, có nơi không thể trồng được 2 loại cây này nữa, vì mầm bệnh tiềm tàngtrong đất rất lớn và rất lâu. Trước tình hình thực tế trên, luận án sẽ đi sâunghiên cứu bệnh HXVK ở cây lạc, ớt và phân lập, tuyển chọn vi sinh vật đốikháng cũng như xác định cơ chế đối kháng với R. solanacearum để sản xuấtchế phẩm vi sinh sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và ớt.2. Mục tiêu của luận án Tuyển chọn được bộ chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng cao với vikhuẩn R. solanacearum để sản xuất chế phẩm vi sinh ứng dụng trong phòng trừbệnh HXVK cây ớt và lạc, giảm 70-75% bệnh, tăng năng suất 15%. Xác địnhđược một số cơ chế đối kháng chính của vi sinh vật với vi khuẩn R.solanacearum.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Góp phần làm sáng tỏ mức độ đa dạng sinh học của quần thể R.solanacearum gây bệnh héo xanh cây trồng. Bổ sung một số chủng vi sinh vậtcó tính đối kháng cao với R. solanacearum vào bộ sưu tập giống vi sinh vậtnông nghiệp của Việt Nam. Cung cấp những luận cứ và cơ sở khoa học vềhướng ứng dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng chống bệnh héo xanh câytrồng nói chung, cây ớt và lạc nói riêng. Sản xuất và ứng dụng chế phẩm visinh HX trong phòng chống bệnh héo xanh cây ớt và lạc có hiệu quả cao, thânthiện với môi trường.4. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vi khuẩn R. solanacearum, vi khuẩn đối kháng, câyớt, cây lạc. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vi khuẩn R. solanacearum gâybệnh héo xanh lạc và ớt, phân lập, tuyển chọn vi khuẩn đối kháng với R.solanacearum để sản xuất chế phẩm VKĐK. Địa điểm nghiên cứu: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: