Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 893.87 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học "Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La" nghiên cứu đa dạng loài và biến đổi cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) liên quan đến một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu; làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái đất của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HÀ TRÀ MY VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT CAO NGUYÊN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 942. 01. 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2022 Công trình được hoàn thành tại: KHOA SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Vũ Quang Mạnh Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng Đơn vị công tác: Trường Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên Đơn vị công tác: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Phản biện 3: PGS. TS. Phạm Đình Sắc Đơn vị công tác: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi 8h30’ ngày tháng năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu Sinh vật trong đất rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều nhóm từ cỡ nhỏ, trung bình đến lớn (Micro-Meso-Macrofauna). Trong số động vật đất chân khớp bé (Microarthopoda) ở đất, phải kể đến một đại diện phong phú nhất về mật độ, thành phần loài và số lượng (chiếm hơn 95% tổng số lượng Microarthopoda) nên có ý nghĩa rất lớn đối với hệ sinh thái đất đó là nhóm Ve giáp (Acari: Oribatida). Ve giáp (Acari: Oribatida) là nhóm Chân khớp có kìm hình nhện (Arthropoda: Chelicerata), kích thước cơ thể nhỏ trong khoảng 0,1- 0,2 đến 1,0 - 2,0mm. Do có mật độ quần xã lớn, dễ nhận biết và thu bắt, nên việc nghiên cứu về chúng góp phần hiểu biết đầy đủ hơn về đa dạng tài nguyên sinh học nói chung, chúng nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường đất, nên được khảo sát là một nhân tố chỉ thị sinh học các diễn thế của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường... Khu hệ Ve giáp Thế giới hiện biết khoảng 11.207 loài và phân loài, nằm trong hơn 1.300 giống và phân giống và 163 họ khác nhau, trong đó khu vực Đông Phương - Orientales là 2.576 loài và phân loài (Subias, 2020). Ở Việt Nam số lượng loài phát hiện tính đến năm 2020 là 726 loài chiếm 6,48% so với Thế giới thuộc 245 giống 90 họ và 41 liên họ (Vũ Quang Mạnh, 2020), điều này cho thấy số loài phát hiện được là rất lớn, tuy nhiên do sự phức tạp của đặc điểm khí hậu và địa hình, đã có tác động nhất định lên tính chất địa động vật của khu hệ Ve giáp, tạo ra tính đa dạng, chuyên biệt cao theo từng vùng địa lý. Vì thế việc tiến hành các nghiên cứu về Ve giáp tại các tỉnh thành, địa phương trong cả nước vào hàng năm để bổ sung dẫn liệu về nhóm này là điều rất cần thiết. Huyện Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La nằm ở khu vực đồi núi Tây Bắc, đây là cao nguyên đá vôi với độ cao trung bình 1.050m so với mặt nước biển, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 180C. Khu vực này có địa mạo phức tạp và chia cắt mạnh, bản thân con người cũng đã tác động rất lớn vào hệ sinh thái rừng trong suốt quá trình khai hoang, xây dựng cuộc sống, điều này đã làm thay đổi cảnh quan ban đầu và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Vì vậy trong quá trình suy giảm thảm cây rừng, và chuyên canh các loại cây như chè, ngô, lúa... phục vụ cho hoạt động sản xuất công - nông nghiệp đã gây ảnh hưởng đến các quần xã động vật sống trong đất, trong đó có nhóm nhạy cảm như Ve giáp, ở khu vực này cũng chưa có nhiều nghiên cứu về đối tượng này. Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận án: “Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La” 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đa dạng loài và biến đổi cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) liên quan đến một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu; làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái đất của Việt Nam. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Điều tra đa dạng loài và cấu trúc phân loại học của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, và so sánh với một số vùng liên quan. 2. Nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) và sự biến đổi theo năm loại sinh cảnh: (a) Rừng tự nhiên, (b) Rừng nhân tác, (c) Trảng cỏ và cây bụi, (d) Đất canh tác cây lâu năm, và (e) Đất canh tác cây ngắn ngày ở vùng nghiên cứu. 3. Nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) và sự biến đổi theo bốn mùa trong năm, và chu kỳ ngày đêm. 4. Bước đầu đánh giá vai trò của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất vùng nghiên cứu. 4. Đóng góp mới của luận án 1. Đưa ra danh sách hệ thống 151 loài Ve giáp (Acari: Oribatida), thuộc 94 giống, 49 họ và 29 liên họ hiện biết ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trong đó, ghi nhận 62 loài mới cho vùng nghiên cứu, bao gồm 44 loài ghi nhận lần đầu tiên cho khu hệ Ve giáp ở Việt Nam. 2. Bổ sung các dẫn liệu mới về cấu trúc phân loại học của quần xã Ve giáp ở vùng nghiên cứu được phân tích theo các bậc taxon loài, giống và họ; và được so sánh với các khu vực Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. 3. Bổ sung các dẫn liệu mới về cấu trúc quần xã Ve giáp theo các chỉ số sinh thái gồm số lượng loài (S), mật độ trung bình cá thể (MĐTB), độ phong phú loài (d), độ đa dạng loài (H’), độ đồng đều (J’) và chỉ số ưu thế nghịch Simpson (1 - lambda) và sự thay đổi theo chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa trong năm và ở các sinh cảnh theo sự suy giảm của thảm cây rừng. 4. Lần đầu tiên xác định được sáu loài Ve g ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HÀ TRÀ MY VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT CAO NGUYÊN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 942. 01. 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2022 Công trình được hoàn thành tại: KHOA SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Vũ Quang Mạnh Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng Đơn vị công tác: Trường Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên Đơn vị công tác: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Phản biện 3: PGS. TS. Phạm Đình Sắc Đơn vị công tác: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi 8h30’ ngày tháng năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu Sinh vật trong đất rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều nhóm từ cỡ nhỏ, trung bình đến lớn (Micro-Meso-Macrofauna). Trong số động vật đất chân khớp bé (Microarthopoda) ở đất, phải kể đến một đại diện phong phú nhất về mật độ, thành phần loài và số lượng (chiếm hơn 95% tổng số lượng Microarthopoda) nên có ý nghĩa rất lớn đối với hệ sinh thái đất đó là nhóm Ve giáp (Acari: Oribatida). Ve giáp (Acari: Oribatida) là nhóm Chân khớp có kìm hình nhện (Arthropoda: Chelicerata), kích thước cơ thể nhỏ trong khoảng 0,1- 0,2 đến 1,0 - 2,0mm. Do có mật độ quần xã lớn, dễ nhận biết và thu bắt, nên việc nghiên cứu về chúng góp phần hiểu biết đầy đủ hơn về đa dạng tài nguyên sinh học nói chung, chúng nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường đất, nên được khảo sát là một nhân tố chỉ thị sinh học các diễn thế của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường... Khu hệ Ve giáp Thế giới hiện biết khoảng 11.207 loài và phân loài, nằm trong hơn 1.300 giống và phân giống và 163 họ khác nhau, trong đó khu vực Đông Phương - Orientales là 2.576 loài và phân loài (Subias, 2020). Ở Việt Nam số lượng loài phát hiện tính đến năm 2020 là 726 loài chiếm 6,48% so với Thế giới thuộc 245 giống 90 họ và 41 liên họ (Vũ Quang Mạnh, 2020), điều này cho thấy số loài phát hiện được là rất lớn, tuy nhiên do sự phức tạp của đặc điểm khí hậu và địa hình, đã có tác động nhất định lên tính chất địa động vật của khu hệ Ve giáp, tạo ra tính đa dạng, chuyên biệt cao theo từng vùng địa lý. Vì thế việc tiến hành các nghiên cứu về Ve giáp tại các tỉnh thành, địa phương trong cả nước vào hàng năm để bổ sung dẫn liệu về nhóm này là điều rất cần thiết. Huyện Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La nằm ở khu vực đồi núi Tây Bắc, đây là cao nguyên đá vôi với độ cao trung bình 1.050m so với mặt nước biển, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 180C. Khu vực này có địa mạo phức tạp và chia cắt mạnh, bản thân con người cũng đã tác động rất lớn vào hệ sinh thái rừng trong suốt quá trình khai hoang, xây dựng cuộc sống, điều này đã làm thay đổi cảnh quan ban đầu và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Vì vậy trong quá trình suy giảm thảm cây rừng, và chuyên canh các loại cây như chè, ngô, lúa... phục vụ cho hoạt động sản xuất công - nông nghiệp đã gây ảnh hưởng đến các quần xã động vật sống trong đất, trong đó có nhóm nhạy cảm như Ve giáp, ở khu vực này cũng chưa có nhiều nghiên cứu về đối tượng này. Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận án: “Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La” 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đa dạng loài và biến đổi cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) liên quan đến một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu; làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái đất của Việt Nam. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Điều tra đa dạng loài và cấu trúc phân loại học của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, và so sánh với một số vùng liên quan. 2. Nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) và sự biến đổi theo năm loại sinh cảnh: (a) Rừng tự nhiên, (b) Rừng nhân tác, (c) Trảng cỏ và cây bụi, (d) Đất canh tác cây lâu năm, và (e) Đất canh tác cây ngắn ngày ở vùng nghiên cứu. 3. Nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) và sự biến đổi theo bốn mùa trong năm, và chu kỳ ngày đêm. 4. Bước đầu đánh giá vai trò của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất vùng nghiên cứu. 4. Đóng góp mới của luận án 1. Đưa ra danh sách hệ thống 151 loài Ve giáp (Acari: Oribatida), thuộc 94 giống, 49 họ và 29 liên họ hiện biết ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trong đó, ghi nhận 62 loài mới cho vùng nghiên cứu, bao gồm 44 loài ghi nhận lần đầu tiên cho khu hệ Ve giáp ở Việt Nam. 2. Bổ sung các dẫn liệu mới về cấu trúc phân loại học của quần xã Ve giáp ở vùng nghiên cứu được phân tích theo các bậc taxon loài, giống và họ; và được so sánh với các khu vực Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. 3. Bổ sung các dẫn liệu mới về cấu trúc quần xã Ve giáp theo các chỉ số sinh thái gồm số lượng loài (S), mật độ trung bình cá thể (MĐTB), độ phong phú loài (d), độ đa dạng loài (H’), độ đồng đều (J’) và chỉ số ưu thế nghịch Simpson (1 - lambda) và sự thay đổi theo chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa trong năm và ở các sinh cảnh theo sự suy giảm của thảm cây rừng. 4. Lần đầu tiên xác định được sáu loài Ve g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Sinh học Động vật học Sinh vật trong đất Cấu trúc quần xã Ve giáp Quản lý tài nguyên sinh học Quản lý hệ sinh thái đất Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
149 trang 228 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 226 0 0 -
27 trang 189 0 0
-
27 trang 150 0 0
-
29 trang 144 0 0
-
27 trang 132 0 0
-
8 trang 125 0 0
-
27 trang 116 0 0
-
28 trang 113 0 0
-
27 trang 113 0 0