Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 706.14 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án với mục tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố trong quy trình quản lý đầu tư công đến hiệu quả quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang, và đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý đầu tư công với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền Giang, qua đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÂM THÁI BẢO NGỌC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. NGUYỄN NGỌC THẠCH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021 1 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xem xét vấn đề quản lý đầu tư công (ĐTC) tại tỉnh Tiền Giang, cụ thể là xem xét các nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC có tác động như thế nào đến kết quả quản lý ĐTC bằng cách tiếp cận quy trình quản lý ĐTC của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012) thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, sử dụng mô hình hồi quy bình phương bé nhất (OLS) (SPSS 20). Ngoài ra, tại Tiền Giang, nguồn vốn ĐTC được phân bổ nhiều nhất cho 3 ngành là Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT, do đó luận án cũng xem xét mối quan hệ giữa vốn ĐTC của 3 ngành này đến tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang, bằng cách kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Eview 8.1). Kết quả nghiên cứu như sau: Thứ nhất, luận án đã xác định được có 5 nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC gồm: nhân tố Triển khai dự án (TK); Vận hành dự án (VH); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Điều chỉnh dự án (DC); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Trong đó có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC là Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Với mẫu nghiên cứu trong trong luận án không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC). Thứ hai, có mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi của vốn ĐTC ngành Giao thông chịu sự tác động một chiều và có ý nghĩa thống kê bởi vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT. Tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang tuy có sự đóng góp của vốn ĐTC trong Nông nghiệp và Giao thông, nhưng mức đóng góp này là không đáng kể. Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao việc quản lý Triển khai dự án, Vận hành, Đánh giá độc lập với thẩm định dự án ĐTC, công tác Điều chỉnh dự án ĐTC, Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án cũng như các giải pháp phân phối và sử dụng vốn NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp, cũng như lĩnh vực Giao thông, CNTT&TT tại Tiền Giang. ý ng mại nhà nước ngày một tố 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Đầu tư công vào tài sản vật chất như cơ sở hạ tầng kinh tế hoặc các cơ sở y tế, giáo dục sẽ góp phần cải thiện vốn, nhân lực, cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. Các nghiên cứu tại các nước trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia) đều cho thấy, trong những năm qua, ĐTC là biến số duy nhất góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia (Ali, G. 2015). Do đó, quản lý ĐTC hiệu quả là vấn đề quan trọng ở tầm quốc gia nói chung cũng như ở tỉnh Tiền Giang nói riêng. Trong những năm qua, công tác quản lý ĐTC tại Tỉnh có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc quản lý ĐTC vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Thứ nhất, việc xác định danh mục các dự án ĐTC tại Tiền Giang theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch ĐTC còn nhiều vướng mắc. Thứ hai, việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn trung hạn quá chậm, chưa bảo đảm tính ổn định, giao vốn nhiều lần, kéo dài thời gian giao vốn (chỉ đạt khoảng 84%), ảnh hưởng tiến độ thực hiện, việc giải ngân và hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Thứ ba, việc chấp hành các quy định pháp luật về ĐTC tại Tiền Giang trong một số trường hợp chưa nghiêm, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn. Chất lượng cán bộ tại một số đơn vị còn hạn chế nên việc chuẩn bị dự án chưa tốt. Bối cảnh nghiên cứu tại Tiền Giang cho thấy yêu cầu cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ và kịp thời, để nâng cao quản lý ĐTC tại Tiền Giang, trong tình hình thực tiễn nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra về phát triển KTXH tỉnh Tiền Giang các giai đoạn tiếp theo thì việc nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài. 2. TÓM TẮT TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 2.1 Tóm tắt tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước 3 Phần lớn các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của ĐTC đã tập trung vào đóng góp dài hạn của nó vào mức độ hoặc tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập hoặc năng suất. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực, đặc biệt trong trường hợp đầu tư cơ sở hạ tầng (Keefer và Knack (2007); Flyvbjerg (2003); Collier và Venables (2008); Henisz và Zelner (2006)). Guasch và ctg (2007) cho thấy bộ máy quản lý yếu kém làm tăng khả năng can thiệp chính trị, gây thiệt hại cho việc thực hiện lợi nhuận trung hạn. Vấn đề này xảy ra nghiêm trọng hơn ở các nước có thu nhập thấp (Guasch và ctg, 2007). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy kết quả ngược lại với lập luận bản chất tạo ra tài sản từ đầu tư và sự đánh đổi giữa các bên liên quan, điều này gây ra các tác động t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: