Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Sức khoẻ tâm thần của thanh thiếu niên tại Campuchia: Mối quan hệ giữa các hội chứng văn hoá đặc hiệu, trầm cảm, lo âu và suy giảm chức năng
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 349.02 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá tính độ hiệu lực cấu trúc của các hội chứng tâm bệnh văn hóa đặc hiệu ở Campuchia bằng cách sử dụng thang đo triệu chứng cơ thể phiên bản Campuchia (CSSI). Để đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của CSSI, nghiên cứu này đã xem xét mối quan hệ giữa (a) CSSI, (b) các hội chứng tâm thần dựa trên các tiêu chí chẩn đoán của phương Tây (các triệu chứng trầm cảm và lo âu), và (c) các chỉ số bệnh lý bao gồm suy giảm chức năng, hành vi tìm kiếm điều trị vấn đề sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Sức khoẻ tâm thần của thanh thiếu niên tại Campuchia: Mối quan hệ giữa các hội chứng văn hoá đặc hiệu, trầm cảm, lo âu và suy giảm chức năng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHANN SARETH SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA THANH THIẾU NIÊN TẠI CAMPUCHIA: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỘI CHỨNG VĂN HOÁ ĐẶC HIỆU, TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ SUY GIẢM CHỨC NĂNG TÓM TẮT LUẬN ÁN NGÀNH TÂM LÍ HỌC CHUYÊN NGÀNH: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Mã số: 9210401.01 HÀ NỘI, 2021 CÔNG TRÌNH ĐÃ HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: TS. Desiree M. Seponski TS. Trần Văn Công Người phản biện 1: ……………………………. Người phản biện 2: ……………………………. Người phản biện 2: ……………………………. Luận án này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá tại Trường Đại học Giáo dục Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Campuchia đã trải qua nội chiến và các chế độ tàn ác trong nhiều thập kỷ, điều này đã tạo nên một tình huống rất khó khăn, thách thức liên quan đến sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 16.7% người Campuchia báo cáo có trầm cảm ở mức lâm sàng, 27.4% báo cáo có rối loạn lo âu và 7.6% đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Seponski và cộng sự, 2018). Người Campuchia, đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn, họ vẫn tin rằng các vấn đề tâm thần là do sự tức giận của linh hồn tổ tiên của họ (Chhim, 2017; Kim & Peeters, 2017), không phải do các nguyên nhân tâm lý xã hội hoặc sinh học mà khoa học đã xác định (Ka, Ka, & Savin, 2014). 2. Đặt vấn đề Một hạn chế đang tồn tại đối với các cách thức tiếp cận đánh giá sức khỏe tâm thần hiện nay là sự phụ thuộc vào các cách thức đánh giá từ phương Tây mà không tính đến các hội chứng văn hóa đặc hiệu ở Campuchia. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Campuchia vẫn còn hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu trên thanh thiếu niên Campuchia. Nghiên cứu này đóng góp vào khoảng trống quan trọng trong việc tìm hiểu về sức khỏe tâm thần ở Campuchia, tập trung vào thanh thiếu niên. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá tính độ hiệu lực cấu trúc của các hội chứng tâm bệnh văn hóa đặc hiệu ở Campuchia bằng cách sử dụng thang đo triệu chứng cơ thể phiên bản Campuchia (CSSI). Để đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của CSSI, nghiên cứu này đã xem xét mối quan hệ giữa (a) CSSI, (b) các hội chứng tâm thần dựa trên các tiêu chí chẩn đoán của phương Tây (các triệu chứng trầm cảm và lo âu), và (c) các chỉ số bệnh lý bao gồm suy giảm chức năng, hành vi tìm kiếm điều trị vấn đề sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống. “Bệnh lý” tâm thần và “bệnh tâm thần” được xác định theo mối quan hệ với các yếu tố rối loạn chức năng ở mỗi người. Do đó, độ hiệu lực cấu trúc của CSSI được định nghĩa là các mối quan hệ đơn nhất về mặt thống kê (kiểm soát lo âu và trầm cảm theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây) với các chỉ số về bệnh lý tâm thần, bao gồm suy giảm chức năng, chất lượng cuộc sống và tìm kiếm sự trợ giúp. 1 4. Giả thuyêt nghiên cứu H1. Điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI và điểm số tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI sẽ tương quan có ý nghĩa thống kê với tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng trầm cảm và lo âu theo tiêu chí chẩn đóan của phương Tây (một phần của DSM và ICD) H2. Các hội chứng theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây về trầm cảm và lo âu sẽ tương quan có ý nghĩa thống kê với các chỉ số về tâm bệnh, bao gồm (a) suy giảm chức năng, (b) tìm kiếm sự trợ giúp và (c) chất lượng cuộc sống. H3. Điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI và điểm số tiểu thang đo triệu chứng cơ thể sẽ tương quan có ý nghĩa thống kê với các chỉ số về tâm bệnh, bao gồm: (a) suy giảm chức năng, (b) tìm kiếm sự trợ giúp, (c) chất lượng cuộc sống. H4. Điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI và điểm số tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI sẽ có mối quan hệ đơn nhất về mặt thống kê (tức là, khi kiểm soát các hội chứng lo âu và trầm cảm theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây, tương quan vẫn có ý nghĩa) với (a) suy giảm chức năng, (b) tìm kiếm sự trợ giúp, và (c) chất lượng cuộc sống, khi kiểm soát các hội chứng lo âu và trầm cảm theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây. 5. Đóng góp của nghiên cứu Đánh giá và chẩn đoán sức khỏe tâm thần sao cho phù hợp về mặt văn hóa là điều vô cùng quan trọng, đóng góp vào hiệu quả của công tác phòng ngừa, can thiệp và điều trị. Đây cũng là điều quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên bởi nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khởi phát từ sớm. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của thang đo hội chứng và triệu chứng cơ thể phiên bản Campuchia (Cambodia Somatic Symptom and Syndrome Inventory, CSSI) ở thanh thiếu niên. Trong trường hợp có sự khác biệt liên quan đến hội chứng tâm bệnh văn hóa đặc hiệu, suy giảm chức năng và nhu cầu điều trị thì việc đánh giá và điều trị sức khỏe tâm thần sẽ cần có thêm đánh giá các hội chứng văn hóa đặc hiệu này. Kết quả của nghiên cứu có thể giúp các viện, tổ chức phi chính phủ sử dụng để xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần ở 2 Campuchia, bằng cách nâng cao độ hiệu lực của các đánh giá sức khỏe tâm thần. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu được mức độ mà các hội chứng văn hóa đặc hiệu này có sự khác biệt riêng, ngoài phạm vi các hội chứng truyền thống. Quan trọng nhất, nghiên cứu sẽ xem xét mối quan hệ đơn nhất nhất giữa CSSI và suy giảm chức năng, nhận thức về nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Sức khoẻ tâm thần của thanh thiếu niên tại Campuchia: Mối quan hệ giữa các hội chứng văn hoá đặc hiệu, trầm cảm, lo âu và suy giảm chức năng ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHANN SARETH SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA THANH THIẾU NIÊN TẠI CAMPUCHIA: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỘI CHỨNG VĂN HOÁ ĐẶC HIỆU, TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ SUY GIẢM CHỨC NĂNG TÓM TẮT LUẬN ÁN NGÀNH TÂM LÍ HỌC CHUYÊN NGÀNH: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Mã số: 9210401.01 HÀ NỘI, 2021 CÔNG TRÌNH ĐÃ HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn: TS. Desiree M. Seponski TS. Trần Văn Công Người phản biện 1: ……………………………. Người phản biện 2: ……………………………. Người phản biện 2: ……………………………. Luận án này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá tại Trường Đại học Giáo dục Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Campuchia đã trải qua nội chiến và các chế độ tàn ác trong nhiều thập kỷ, điều này đã tạo nên một tình huống rất khó khăn, thách thức liên quan đến sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 16.7% người Campuchia báo cáo có trầm cảm ở mức lâm sàng, 27.4% báo cáo có rối loạn lo âu và 7.6% đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Seponski và cộng sự, 2018). Người Campuchia, đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn, họ vẫn tin rằng các vấn đề tâm thần là do sự tức giận của linh hồn tổ tiên của họ (Chhim, 2017; Kim & Peeters, 2017), không phải do các nguyên nhân tâm lý xã hội hoặc sinh học mà khoa học đã xác định (Ka, Ka, & Savin, 2014). 2. Đặt vấn đề Một hạn chế đang tồn tại đối với các cách thức tiếp cận đánh giá sức khỏe tâm thần hiện nay là sự phụ thuộc vào các cách thức đánh giá từ phương Tây mà không tính đến các hội chứng văn hóa đặc hiệu ở Campuchia. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Campuchia vẫn còn hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu trên thanh thiếu niên Campuchia. Nghiên cứu này đóng góp vào khoảng trống quan trọng trong việc tìm hiểu về sức khỏe tâm thần ở Campuchia, tập trung vào thanh thiếu niên. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá tính độ hiệu lực cấu trúc của các hội chứng tâm bệnh văn hóa đặc hiệu ở Campuchia bằng cách sử dụng thang đo triệu chứng cơ thể phiên bản Campuchia (CSSI). Để đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của CSSI, nghiên cứu này đã xem xét mối quan hệ giữa (a) CSSI, (b) các hội chứng tâm thần dựa trên các tiêu chí chẩn đoán của phương Tây (các triệu chứng trầm cảm và lo âu), và (c) các chỉ số bệnh lý bao gồm suy giảm chức năng, hành vi tìm kiếm điều trị vấn đề sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống. “Bệnh lý” tâm thần và “bệnh tâm thần” được xác định theo mối quan hệ với các yếu tố rối loạn chức năng ở mỗi người. Do đó, độ hiệu lực cấu trúc của CSSI được định nghĩa là các mối quan hệ đơn nhất về mặt thống kê (kiểm soát lo âu và trầm cảm theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây) với các chỉ số về bệnh lý tâm thần, bao gồm suy giảm chức năng, chất lượng cuộc sống và tìm kiếm sự trợ giúp. 1 4. Giả thuyêt nghiên cứu H1. Điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI và điểm số tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI sẽ tương quan có ý nghĩa thống kê với tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng trầm cảm và lo âu theo tiêu chí chẩn đóan của phương Tây (một phần của DSM và ICD) H2. Các hội chứng theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây về trầm cảm và lo âu sẽ tương quan có ý nghĩa thống kê với các chỉ số về tâm bệnh, bao gồm (a) suy giảm chức năng, (b) tìm kiếm sự trợ giúp và (c) chất lượng cuộc sống. H3. Điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI và điểm số tiểu thang đo triệu chứng cơ thể sẽ tương quan có ý nghĩa thống kê với các chỉ số về tâm bệnh, bao gồm: (a) suy giảm chức năng, (b) tìm kiếm sự trợ giúp, (c) chất lượng cuộc sống. H4. Điểm số tiểu thang đo hội chứng văn hóa CSSI và điểm số tiểu thang đo triệu chứng cơ thể CSSI sẽ có mối quan hệ đơn nhất về mặt thống kê (tức là, khi kiểm soát các hội chứng lo âu và trầm cảm theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây, tương quan vẫn có ý nghĩa) với (a) suy giảm chức năng, (b) tìm kiếm sự trợ giúp, và (c) chất lượng cuộc sống, khi kiểm soát các hội chứng lo âu và trầm cảm theo tiêu chí chẩn đoán của phương Tây. 5. Đóng góp của nghiên cứu Đánh giá và chẩn đoán sức khỏe tâm thần sao cho phù hợp về mặt văn hóa là điều vô cùng quan trọng, đóng góp vào hiệu quả của công tác phòng ngừa, can thiệp và điều trị. Đây cũng là điều quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên bởi nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần khởi phát từ sớm. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của thang đo hội chứng và triệu chứng cơ thể phiên bản Campuchia (Cambodia Somatic Symptom and Syndrome Inventory, CSSI) ở thanh thiếu niên. Trong trường hợp có sự khác biệt liên quan đến hội chứng tâm bệnh văn hóa đặc hiệu, suy giảm chức năng và nhu cầu điều trị thì việc đánh giá và điều trị sức khỏe tâm thần sẽ cần có thêm đánh giá các hội chứng văn hóa đặc hiệu này. Kết quả của nghiên cứu có thể giúp các viện, tổ chức phi chính phủ sử dụng để xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần ở 2 Campuchia, bằng cách nâng cao độ hiệu lực của các đánh giá sức khỏe tâm thần. Điều này sẽ giúp chúng ta hiểu được mức độ mà các hội chứng văn hóa đặc hiệu này có sự khác biệt riêng, ngoài phạm vi các hội chứng truyền thống. Quan trọng nhất, nghiên cứu sẽ xem xét mối quan hệ đơn nhất nhất giữa CSSI và suy giảm chức năng, nhận thức về nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Tâm lí học Sức khoẻ tâm thần Hội chứng văn hoá đặc hiệu Suy giảm chức năng thần kinhGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 429 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 331 0 0
-
206 trang 304 2 0
-
228 trang 272 0 0
-
32 trang 229 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 224 0 0 -
208 trang 217 0 0
-
27 trang 198 0 0
-
27 trang 187 0 0