Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho cha mẹ của trẻ có vấn đề hành vi
Số trang: 27
Loại file: doc
Dung lượng: 308.50 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho cha mẹ của trẻ có vấn đề hành vi
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho cha mẹ của trẻ có vấn đề hành vi" có mục đích chọn lựa, biên tập và thích nghi chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ; thử nghiệm và đánh giá thử nghiệm chương trình tập huấn; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các biến trong quá trình thử nghiệm; điều chỉnh và tập huấn chính thức chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho cha mẹ của trẻ có vấn đề hành vi ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ DIỆU ANH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN CHO CHA MẸ CỦA TRẺ CÓ VẤN ĐỀ HÀNH VI Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Mã số: 9310401.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2023 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Ngọc Khanh, GS.TS. Bahr Weiss Phản biện 1:………………………………………. Phản biện 2:……………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Giáo dục, năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam -Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em có những giai đoạn tuổi với những khó khăn riêng biệt, ví dụ như giai đoạn 3 đến 5 tuổi là giai đoạn có nhiều hành vi không mong đợi như ăn vạ, không nghe lời, làm ngược lại yêu cầu, chống đối, thách thức, đối xử không tốt với người khác khi họ không làm theo ý mình, hoặc thể hiện sự ích kỷ, tự đề cao (Crain, 2005). Theo học thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson, các hành vi không mong đợi này hầu như sẽ biến mất khi các trẻ lớn hơn, tuy nhiên không phải tất cả các trẻ đều như vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hành không mong đợi đó sẽ được củng cố nếu kỹ năng làm cha mẹ không hiệu quả, khiến những hành vi này được duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn, và đó cũng là yếu tố dự báo về các vấn đề cảm xúc, hành vi, suy giảm sức khoẻ tâm thần khi các em dậy thì (Erikson, 1982). Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong số các cách can thiệp lấy gia đình làm trung tâm, thì can thiệp vào kỹ năng làm cha mẹ được coi là một phương pháp rất hiệu quả để ngăn ngừa những vấn đề hành vi ở trẻ (Leung & cs, 2003; Sanders, 2005; Stratton & Reid, 2010). Có một số chương trình kỹ năng làm cha mẹ trên thế giới và Việt Nam để hướng dẫn cho phụ huynh thay đổi hành vi của trẻ như Positive Parenting Program, Parent-Child interaction therapy, The Strengthening Families Programs, Parent Management Training, Korean Parent Training Program, Child Parent Relationship Therapy; hay các chương trình tại Việt Nam như: Kỷ luật tích cực, Kỷ luật không nước mắt, Làm cha mẹ… Tuy nhiên, điều giống nhau là các chương trình này dừng lại ở tập huấn tập trung cho phụ huynh từ 1 đến 7 ngày, tác động đến nhận thức làm cha mẹ, sau đó phụ huynh tự về thực hiện tại gia đình, mà không có sự hướng dẫn hoặc hỗ trợ phụ huynh trong quá trình họ thực hiện; cũng chính vì thế, chưa nghiên cứu nào nói về hiệu quả của các chương trình tập huấn này. Vì điều đó, nghiên cứu này là một nỗ lực của chúng tôi trong việc tham khảo những chương trình trên, biên tập thành một chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ tích cực, mang tính khác biệt hơn những chương trình trước đó, bao gồm đào tạo, giám sát, hỗ trợ phụ huynh thực hiện các kỹ năng đã học bởi một đội ngũ hỗ trợ viên, sau đó đánh giá hiệu quả của chương trình thông qua việc giảm hành vi tiêu cực ở trẻ, giảm căng thẳng ở cha mẹ và tăng kỹ năng làm cha mẹ ở các phụ huynh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này có mục đích chọn lựa, biên tập và thích nghi chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ; thử nghiệm và đánh giá thử nghiệm chương trình tập huấn; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các biến trong quá trình thử nghiệm; điều chỉnh và tập huấn chính thức chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ; đánh giá hiệu quả của chương trình tập huấn sau thời gian phụ huynh thực hiện qua các chỉ 1 số: sự thay đổi các kỹ năng làm cha mẹ và sự thay đổi hành vi của trẻ; xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình: trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, thu nhập của cha mẹ. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Việc phụ huynh thay đổi hành vi ứng xử với trẻ có thể làm cho trẻ thay đổi hành vi không mong đợi không? Câu hỏi 2: Khi trẻ có hành vi tích cực hơn thì phụ huynh có giảm căng thẳng không? Câu hỏi 3: Những yếu tố nào có thể tác động đến hiệu quả của chương trình tập huấn? Câu hỏi 4: Có sự khác biệt nào về hiệu quả của nhóm phụ huynh được nhận hỗ trợ trực tuyến, và nhóm phụ huynh được hỗ trợ tại nhà? Câu hỏi 5: Sau thời gian nhận sự hỗ trợ thực hành, các kỹ năng làm cha mẹ mới thiết lập thì có bị thay đổi không? 4. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Khi phụ huynh ứng dụng các kỹ năng làm cha mẹ tích cực thì sẽ thay đổi cách ứng xử với trẻ, từ đó trẻ sẽ cải thiện những hành vi không mong đợi. Giả thuyết 2: Khi trẻ có hành vi ...
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho cha mẹ của trẻ có vấn đề hành vi" có mục đích chọn lựa, biên tập và thích nghi chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ; thử nghiệm và đánh giá thử nghiệm chương trình tập huấn; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các biến trong quá trình thử nghiệm; điều chỉnh và tập huấn chính thức chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho cha mẹ của trẻ có vấn đề hành vi ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ DIỆU ANH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN CHO CHA MẸ CỦA TRẺ CÓ VẤN ĐỀ HÀNH VI Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Mã số: 9310401.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2023 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Ngọc Khanh, GS.TS. Bahr Weiss Phản biện 1:………………………………………. Phản biện 2:……………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại Trường Đại học Giáo dục, năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam -Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em có những giai đoạn tuổi với những khó khăn riêng biệt, ví dụ như giai đoạn 3 đến 5 tuổi là giai đoạn có nhiều hành vi không mong đợi như ăn vạ, không nghe lời, làm ngược lại yêu cầu, chống đối, thách thức, đối xử không tốt với người khác khi họ không làm theo ý mình, hoặc thể hiện sự ích kỷ, tự đề cao (Crain, 2005). Theo học thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson, các hành vi không mong đợi này hầu như sẽ biến mất khi các trẻ lớn hơn, tuy nhiên không phải tất cả các trẻ đều như vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hành không mong đợi đó sẽ được củng cố nếu kỹ năng làm cha mẹ không hiệu quả, khiến những hành vi này được duy trì và phát triển mạnh mẽ hơn, và đó cũng là yếu tố dự báo về các vấn đề cảm xúc, hành vi, suy giảm sức khoẻ tâm thần khi các em dậy thì (Erikson, 1982). Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong số các cách can thiệp lấy gia đình làm trung tâm, thì can thiệp vào kỹ năng làm cha mẹ được coi là một phương pháp rất hiệu quả để ngăn ngừa những vấn đề hành vi ở trẻ (Leung & cs, 2003; Sanders, 2005; Stratton & Reid, 2010). Có một số chương trình kỹ năng làm cha mẹ trên thế giới và Việt Nam để hướng dẫn cho phụ huynh thay đổi hành vi của trẻ như Positive Parenting Program, Parent-Child interaction therapy, The Strengthening Families Programs, Parent Management Training, Korean Parent Training Program, Child Parent Relationship Therapy; hay các chương trình tại Việt Nam như: Kỷ luật tích cực, Kỷ luật không nước mắt, Làm cha mẹ… Tuy nhiên, điều giống nhau là các chương trình này dừng lại ở tập huấn tập trung cho phụ huynh từ 1 đến 7 ngày, tác động đến nhận thức làm cha mẹ, sau đó phụ huynh tự về thực hiện tại gia đình, mà không có sự hướng dẫn hoặc hỗ trợ phụ huynh trong quá trình họ thực hiện; cũng chính vì thế, chưa nghiên cứu nào nói về hiệu quả của các chương trình tập huấn này. Vì điều đó, nghiên cứu này là một nỗ lực của chúng tôi trong việc tham khảo những chương trình trên, biên tập thành một chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ tích cực, mang tính khác biệt hơn những chương trình trước đó, bao gồm đào tạo, giám sát, hỗ trợ phụ huynh thực hiện các kỹ năng đã học bởi một đội ngũ hỗ trợ viên, sau đó đánh giá hiệu quả của chương trình thông qua việc giảm hành vi tiêu cực ở trẻ, giảm căng thẳng ở cha mẹ và tăng kỹ năng làm cha mẹ ở các phụ huynh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này có mục đích chọn lựa, biên tập và thích nghi chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ; thử nghiệm và đánh giá thử nghiệm chương trình tập huấn; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các biến trong quá trình thử nghiệm; điều chỉnh và tập huấn chính thức chương trình tập huấn kỹ năng làm cha mẹ; đánh giá hiệu quả của chương trình tập huấn sau thời gian phụ huynh thực hiện qua các chỉ 1 số: sự thay đổi các kỹ năng làm cha mẹ và sự thay đổi hành vi của trẻ; xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình: trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, thu nhập của cha mẹ. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Việc phụ huynh thay đổi hành vi ứng xử với trẻ có thể làm cho trẻ thay đổi hành vi không mong đợi không? Câu hỏi 2: Khi trẻ có hành vi tích cực hơn thì phụ huynh có giảm căng thẳng không? Câu hỏi 3: Những yếu tố nào có thể tác động đến hiệu quả của chương trình tập huấn? Câu hỏi 4: Có sự khác biệt nào về hiệu quả của nhóm phụ huynh được nhận hỗ trợ trực tuyến, và nhóm phụ huynh được hỗ trợ tại nhà? Câu hỏi 5: Sau thời gian nhận sự hỗ trợ thực hành, các kỹ năng làm cha mẹ mới thiết lập thì có bị thay đổi không? 4. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Khi phụ huynh ứng dụng các kỹ năng làm cha mẹ tích cực thì sẽ thay đổi cách ứng xử với trẻ, từ đó trẻ sẽ cải thiện những hành vi không mong đợi. Giả thuyết 2: Khi trẻ có hành vi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Tâm lý học Tâm lý học Tâm lý học lâm sàng trẻ em Tâm lý học trẻ vị thành niên Trẻ có vấn đề hành vi Tập huấn kỹ năng làm cha mẹGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tâm lý học
275 trang 503 0 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 379 0 0 -
Giáo trình Tâm lý học phát triển: Phần 1 - Vũ Thị Nho
84 trang 359 7 0 -
3 trang 280 0 0
-
Giáo trình Tâm lí học quản lí: Phần 2
217 trang 275 0 0 -
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 2
145 trang 267 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Tâm lý học: Phần 1
104 trang 262 0 0 -
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Tái bản lần thứ năm): Phần 2
125 trang 257 0 0 -
Tiểu luận môn Tâm lý học: Những cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý người
16 trang 248 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 247 0 0