Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và hành vi gây hấn ở học sinh trung học phổ thông
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và hành vi gây hấn ở học sinh trung học phổ thông ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ HUYỀN TRANG MỐI QUAN HỆ GIỮA TRẢI NGHIỆM THƠ ẤU TIÊU CỰC VÀ HÀNH VI GÂY HẤN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGCHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Mã số: 9310401.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2020 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS. Đặng Hoàng Minh 2. PGS.TS. Lê Văn Hảo Phản biện 1:………………………………………. Phản biện 2:……………………………………… Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiếnsĩ họp tại ......... Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU1. Bối cảnh nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh thế giới và Việt nam còn thiếuvắng nhiều nghiên cứu quy mô về TNTATC và tác động của những sự kiện này lên hànhvi gây hấn. Những khoảng trống này đã tạo ra những hạn chế về nhận thức đối với hànhvi của trẻ cũng như lý giải căn nguyên hay xây dựng các chương trình can thiệp tâm lývà giáo dục. Về thực tiễn, việc xây dựng chương trình giáo dục, nâng đỡ, bù đắp thiếuhụt cho hoạt động phát triển trẻ thơ còn có bất cập do chưa có nhiều căn cứ khoa học đểchứng minh.2. Đặt vấn đề Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về mối liên quan giữa các loại trải nghiệmthơ ấu tiêu cực và HVGH, nhưng ở Việt Nam hiện tại chưa có nghiên cứu tương tự.Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới HVGH nhưCNCN, CNTT, đặc điểm NT-VC và KHNPH. Vì lẽ đó, tác giả mong muốn thực hiện đềtài nghiên cứu về “mối quan hệ giữa trải nghiệm thơ ấu tiêu cực và HVGH ở học sinhtrung học phổ thông” như một mối quan hệ chính và các nhân tố ảnh hưởng tới mốiquan hệ này.3. Đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu Dựa trên nhu cầu nghiên cứu của cá nhân và tổng quan tài liệu, tác giả định hìnhđối tượng của nghiên cứu này là TNTATC, HVGH và mối quan hệ của hai biến này,cũng như vai trò các yếu tố có liên quan đến mối quan hệ như biến nhân khẩu học,CNCN, CNTT, đặc điểm NT-VC và KNPH. Mục đích của nghiên cứu là để tìm ranhững minh chứng khoa học làm cơ sở lý thuyết và thực tế cho các hoạt động đánh giá,can thiệp, giáo dục và các cơ hội nghiên cứu tiếp theo.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Thực trạng TNTATC và biểu hiện gây hấn ởhọc sinh THPT như thế nào? (2) Trải nghiệm thơ ấu tiêu cực có mối quan hệ tương quanvà dự báo HVGH hay không? Mức độ như thế nào? (3) Các biến nhân khẩu học có liênquan gì đến mối quan hệ giữa TNTATC và HVGH? (4) Các biến CNCN-CNTT, đặc 1điểm NT-VC, khả năng phục hồi có phải là biến điều hòa trong mối quan hệ giữaTCTATC và HVGH hay không? Các giả thuyết bao gồm: (1) TNTATC là phổ biến ở học sinh THPT, trong đó tậptrung nhiều vào nhóm lạm dụng, bạo lực gia đình và bạo lực xã hội. Mức độ phơi nhiễmcủa học sinh là khác nhau về giới, tuổi (tính qua đơn vị lớp), khu vực và loại trườngđang theo học. (2) HVGH là phổ biến ở học sinh THPT và thường gây hấn phản ứnghơn là gây hấn chủ động. Học sinh nam thường gây hấn công khai hơn trong khi họcsinh nữ có xu hướng gây hấn quan hệ. (3) Tất cả các TNTATC có tương quan từ mứcthấp đến trung bình đối với HVGH. (4) Tất cả TNTATC có khả năng dự báo HVGH.Các biến nhân khẩu học như giới tính, khối lớp, vùng miền, loại trường có liên quan đếnmối quan hệ giữa TNTATC và HVGH (5) Các biến CNCN, CNTT, đặc điểm NT-VC,KNPH là biến điều hòa của mối quan hệ giữa TNTATC và HVGH. Trong đó, hai biếnnguy cơ gồm CNCN và đặc điểm NT-VC. Hai biến bảo vệ gồm CNTT và KNPH.5. Ý nghĩa của nghiên cứu Nghiên cứu sẽ khỏa lấp khoảng trống kiến thức về TNTATC cũng như tác độngcủa nó lên HVGH đối với trẻ vị thành niên trong nhóm cộng đồng. Nghiên cứu dự kiếnsẽ đóng góp cơ sở thực tiễn để chứng minh các lý thuyết tâm lý hiện hành như lý thuyếthọc tập xã hội, lý thuyết hành vi, lý thuyết gắn bó. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu chứngminh cho các nhà quản lý, nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và các tổ chức giúp đỡ trẻem thấy những nguy cơ mà trẻ em Việt Nam phải đối mặt cũng như những rủi to về sứckhỏe tâm thần xảy ra cho cá nhân, gia đình và xã hội. Nghiên cứu giúp các nhà tâm lýnắm bắt được các nguyên nhân và dự đoán cơ chế gây rối loạn để từ đó đánh giá chínhxác, định hình trường hợp và lên kế hoạch can thiệp phù hợp với thân chủ. Nghiên cứucũng minh định một số yếu tố có khả năng làm tăng hoặc suy giảm vấn đề hành vi ở trẻđã phơi nhiễm TNTATC. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu1.1.1. Sự phổ biến của trải nghiệm thơ ấu tiêu cực Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định “trải nghiệm thơ ấu tiêu cực được hiểulà những nguồn gây căng thẳng thường xuyên mà trẻ em phải chịu đựng trong giai đoạnđầu đời” (World Health Organization, 2015). Các nghiên cứu được thực hiện trên thế giới dường như đã chia sẻ một nhận địnhchung rằng TNTATC thời thơ ấu là phổ biến ở các quần thể xã hội khác nhau. Tỷ lệphơi nhiễm TNTATC cũng được đánh giá là có khác biệt về giới. Các báo cáo khoa họccũng khẳng định rằng, một số cá nhân có nguy cơ gặp phải các TNTATC cao hơn nhữngngười khác. Mặc dù các nghiên cứu đều khẳng định sự phơi nhiễm TNTATC là ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em Tâm lý học vị thành niên Luận án Tiến sĩ Tâm lý học Tâm lý học Hành vi gây hấnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tâm lý học
275 trang 505 0 0 -
205 trang 433 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 387 1 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 379 0 0 -
Giáo trình Tâm lý học phát triển: Phần 1 - Vũ Thị Nho
84 trang 360 7 0 -
174 trang 341 0 0
-
206 trang 308 2 0
-
3 trang 282 0 0
-
Giáo trình Tâm lí học quản lí: Phần 2
217 trang 275 0 0 -
228 trang 273 0 0
-
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 2
145 trang 268 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Tâm lý học: Phần 1
104 trang 264 0 0 -
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Tái bản lần thứ năm): Phần 2
125 trang 257 0 0 -
Tiểu luận môn Tâm lý học: Những cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý người
16 trang 249 0 0 -
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 249 0 0 -
32 trang 231 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 229 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 229 0 0 -
Nghiên cứu tâm lý học hành vi đưa ra quyết định và thị trường: Phần 2
236 trang 228 0 0 -
208 trang 221 0 0