Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Nghiên cứu hệ thống thông tin phục vụ công tác đào tạo tại các trường đại học khối kỹ thuật ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 852.70 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu làm sáng tỏ những luận chứng khoa học, cơ sở thực tiễn và đề xuất mô hình của HTTTTV phục vụ đào tạo cho các trường đại học khối kỹ thuật ở Việt Nam. Sau đây là bản tóm tắt luận án. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Thông tin - Thư viện: Nghiên cứu hệ thống thông tin phục vụ công tác đào tạo tại các trường đại học khối kỹ thuật ở Việt Nam BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LICH ̣ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ĐỖ TIẾN VƢỢNG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thƣ viện Mã số: 62320203 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN Hà Nội, 2016 2 Công trình được hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hùng Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Quý-Trường Đại học KHXH & NV Phản biện 2: PGS.TS. Mai Hà-Bộ Khoa học và Công nghệ Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh-Trường ĐH Văn hoá Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Tại Trƣờng Đại học Văn hoá Hà Nội Số 418, đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội. Vào hồi: ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm 2016. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin-Thư viện, trường Đại học Văn hóa Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm đổi mới đất nước, giáo dục và đào tạo (GDĐT) có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội: GDĐT được coi là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước, của toàn dân. Cùng với khoa học và công nghệ (KHCN), GDĐT được coi là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới sự đổi mới, phát triển GDĐT, thể hiện ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, tiêu biểu là Nghị quyết 29/NQ/TW Hội nghị TW8 (Khóa XI) ngày 4/11/2013. Trong chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhấn mạnh: “Bất cứ quốc gia nào, Việt Nam không nằm ngoại lệ, giáo dục là nền tảng để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Để phát triển GDĐT, hoạt động thông tin thư viện (HĐTTTV) đóng vai trò quan trọng. Ở góc độ quản lí nhà nước, Bộ GDĐT đã có Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học (ĐH), trong đó ở tiêu chuẩn số 9 về thư viện đã chỉ rõ: “Thư viện của trường ĐH có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học (NCKH) có hiệu quả”. Tuy nhiên, trên thực tế, mạng lưới cơ quan thông tin thư viện (CQTTTV) hiện nay còn nhiều bất cập, thể hiện ở mọi phương diện: từ mô hình tổ chức, phương thức hoạt động đến các quy trình nghiệp vụ cụ thể: Tại các trường ĐH, tổ chức thông tin thư viện dù đã có nhiều năm hoạt động song vẫn còn nhiều hạn chế về năng lực mà một trong những nguyên nhân căn bản của thực trạng này là do CQTTTV các trường ĐH hiện nay, hoạt động còn mang tính riêng rẽ, chưa thành hệ thống, chưa có sự hợp tác chia sẻ các nguồn lực với nhau để nâng cao chất lượng đảm bảo thông tin cho người dùng tin (NDT). Từ lý thuyết hệ thống và thực tiễn HĐTTTV cho thấy: Hệ thống thông tin (HTTT) là công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề đảm bảo 2 thông tin cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã có những chương trình hỗ trợ cho các trường ĐH trong việc xây dựng HTTT phục vụ đào tạo trên cơ sở tích hợp và hợp tác về mặt tổ chức và hoạt động của các CQTTTV hiện có để có thể sử dụng được mọi nguồn lực của các đơn vị thành viên. Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống thông tin phục vụ công tác đào tạo tại các trƣờng đại học khối kỹ thuật ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu trong luận án chuyên ngành khoa học thông tin thư viện của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài HTTT thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Không ít các công trình nghiên cứu lý luận tiêu biểu đã được công bố của tác giả O’Bien và của S. Haag, M. Cummings and J. Dawkin. Cơ sở khoa học của HTTT là lý thuyết hệ thống mà nền tảng là các công trình đặt nền móng của ba nhà khoa học nổi tiếng như: L. Von Bertalarffy, Kenneth E. Boulding, Stefferd Beer. Những vấn đề về lý thuyết và thực tiễn của HTTT, việc ứng dụng của HTTT trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, GDĐT, KHCN đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Nghiên cứu hệ thống thông tin thư viện (HTTTTV) trong những năm gần đây đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, điển hình là G. Salton, T.D. Wilson; F.W. Lancaster and C.W, Cleverdon. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về HTTT bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỉ XX công bố của các tác giả Ngô Trung Việt, Phan Huy Khánh,...liên quan các kiến thức cơ bản về hệ thống, thông tin, HTTT, phân tích - thiết kế HTTT. Việc nghiên cứu về tổ chức và quản lý HTTT trong lĩnh vực KHCN và giáo dục đào tạo cũng được triển khai, trong đó liên quan đến đề tài luận án đáng chú ý có các tác giả Nguyễn Hữu Hùng, Đoàn Phan Tân, Vương Thanh Hương và Đặng Trần Khánh. Nhìn chung các công trình này có nhiều giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn có thể tham khảo khi xây dựng HTTT dạng tư liệu trong các lĩnh vực xã hội. Đối với các trường đại học khối kỹ thuật ở nước ta, HTTTTV còn là lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ, còn nhiều vấn đề về khoa học và thực tiễn trên các phương diện: Tổ chức, hoạt động, quy trình, phương tiện vận hành chưa được nghiên cứu đầy đủ. 3 Đề tài luận án nhằm góp phần giải quyết các vấn đề trên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mụ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: