Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 583.97 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm xác định được tỷ lệ nhiễm, cơ cấu nhiễm và đánh giá tác hại của giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp bằng thuốc điều trị đặc hiệu và áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nhằm giảm thiểu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thú y: Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, một số đặc điểm sinh học, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt NamHỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LA VĂN CÔNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRÕNĐƯỜNG TIÊU HÓA, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌCDO GIUN DẠ DÀY GÂY RA Ở LỢN, BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ TẠI BA TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KÝ SINH TRÙNG VÀ VI SINH VẬT HỌC THÖ Y MÃ SỐ: 62 64 01 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMNgười hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ 2. TS. NGUYỄN VĂN QUANGPhản biện 1: TS. LÊ THỊ NGỌC MỸ Hội Thú yPhản biện 2: TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH Viện Thú yPhản biện 3: TS. PHẠM NGỌC DOANH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vậtLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thư viện Đại học Nông Lâm Thái Nguyên PHẦN 1. MỞ ĐẦU1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biếnvà gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi lợn. Ngoài ra một số loài giuntròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn có thể lây nhiễm cho người như: Acaris suum,Trichuris suis, Strongyloides ransomi, Gnathostoma spp… (Miyazaki, 1955;Akahane et al., 1998; Nguyễn Phước Tương, 2002; Bùi Quý Huy, 2006). Nhiều côngtrình nghiên cứu về giun tròn đường tiêu hóa ở lợn đã được thực hiện ở nhiều tỉnhthành trong cả nước, tuy nhiên tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên chưacó công trình nào nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về bệnh giun tròn đường tiêu hóalợn nhất là bệnh giun dạ dày Gnathostoma spp. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng nhiễmgiun tròn đường hóa và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh nhằm nâng cao hiệu quảtrong chăn nuôi lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc là điều cần thiết.1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định được tỷ lệ nhiễm, cơ cấu nhiễm và đánh giá tác hại của giun trònđường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên - Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp bằng thuốc điều trị đặc hiệu và ápdụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nhằm giảm thiểu nhiễm giun tròn đường tiêuhóa ở lợn.1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến 2014, trên đàn lợn nuôi ở các hộnông dân tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đã xác định được 5 loài giun tròn đường tiêu hóa lợn của ba tỉnh Cao Bằng,Bắc Kạn, Thái Nguyên là loài T. suis, S. ransomi, O. dentatum, A. suum vàG. doloresi. Trong đó loài G. doloresi mới được phát hiện tại vùng nghiên cứu. - Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại ba tỉnh là 71,65% (qua mổ khám) và70,52% (qua xét nghiệm phân). - Đã xác định được trứng G. doloresi phát triển và thời gian nở phụ thuộc vàonhiệt độ môi trường. Trứng G. doloresi phát triển thuận lợi ở trong môi trường cópH= 7,0 và không phát triển được trong môi trường pH= 5. Trứng G. doloresi bị pháhủy sau 5 ngày trong môi trường NaOH, Ca(OH)2 nồng độ 5% và 10%. - Bệnh tích đặc trưng nhất do G. doloresi gây ra ở dạ dày lợn là niêm mạc bịtổn thương nặng, tụ huyết, xuất huyết, viêm loét tạo thành các hang lớn. - Đã xác định được hiệu lực tẩy giun G. doloresi của ba loại thuốc: ivermectin0,25%, liều 0,3mg/kgTT; levamisole 7,5%, liều 7,5mg/kgTT và mebendazole 10%,liều 30mg/kgTT đạt 92,23 - 100%.1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Cung cấp thông tin khoa học về thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường 1tiêu hóa lợn, phản ánh được thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại 3 tỉnhmiền núi phía Bắc Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viênchuyên ngành Chăn nuôi Thú y và Thú y các trường Cao Đẳng và Đại học Nôngnghiệp. Làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực chănnuôi và thú y.1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn đạt hiệuquả cao, góp phần nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI2.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý dạ dày lợn Đặc điểm giải phẫu và sinh lý tiêu hóa ở dạ dày lợn được nghiên cứu bởi cáctác giả Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996); Hoàng Toàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: