Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 518.60 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích cơ bản của luận án này là cung cấp các thông tin về thực trạng sản xuất ngành hàng, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả tài chính các hình thức tổ chức sản xuất, đánh giá việc áp dụng các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và dẫn liêu khoa học một số kỹ thuật cải tiến giảm chi phí sản xuất làm tiền đề đưa ra các giải pháp kỹ thuật và quản lý góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Thủy sản: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản Mã ngành: 62 62 03 01 PHẠM THỊ THU HỒNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Cần Thơ, 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Thanh Phương Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Dương Nhựt Long Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: …………………, Trường Đại học Cần Thơ Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm 2017 Phản biện 1:…………………………………………………… Phản biện 2:………………………………………………… Phản biện 3:………………………………………………… Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Phạm Thị Thu Hồng, Nguyễn Thanh Phương, 2014. Ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypopthalmus) thương phẩm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và công nghệ sinh học: 33b (2014): 139-147 2. Phạm Thị Thu Hồng, Trương Hoàng Minh, Dương Nhựt Long và Nguyễn Thanh Phương, 2015. Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính chủ yếu trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypopthalmus) theo các hình thức tổ chức khác nhau. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 3+4 (2015): 169 – 177 3. Nguyễn Thanh Phương, Phạm Thị Thu Hồng, Dương Nhựt Long và Võ Nam Sơn, 2015. Công nghệ nuôi thương phẩm cá tra (Pangasianodon hypophthalmus): Bước đột phá về kỹ thuật và năng suất. Trong: Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên). Nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thành công và thách thức trong phát triển bền vững. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trang: 65-91. 4. Võ Nam Sơn, Phạm Thu Hồng, Huỳnh Văn Hiền, Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phương, 2015. Tổ chức sản xuất và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá tra (Pangasionodon hypophthalmus). Trong: Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên). Nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long: Thành công và thách thức trong phát triển bền vững. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Trang: 190-205. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬN ÁN 1.1 Đặt vấn đề Nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vai trò rất quan trọng trong ngành thủy sản của quốc gia. Thị trường tiêu thụ cá tra đã được mở rộng trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, các yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe đòi hỏi ngành hàng cá tra hướng tới phải chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn sản xuất (GlobalGAP, BAP, VietGAP, ASC,...) để đáp ứng cho các thị trường khác nhau. Bên cạnh đó, nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL đã và đang có nhiều tồn tại và khó khăn trong sản xuất thể hiện sự phát triển kém bền vững. Trong khi đó, có sự phân hóa ngày càng rõ rệt về hiệu quả kỹ thuật và tài chính giữa các hình thức nuôi nên nhiều vấn đề được đặt ra như (i) làm thế nào để những hộ nuôi qui mô nhỏ lẻ có đóng góp rất lớn cho ngành hàng trước đây không bị mất đi cơ hội có những lợi ích từ nuôi trồng thuỷ sản; (ii) làm thế nào để người nuôi tiếp cận với các rào cản kỹ thuật để sản phẩm đạt chứng nhận chất lượng mang tính toàn cầu; và (iii) làm thế nào để giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị và lợi thế cạnh tranh của ngành hàng trên trường quốc tế. Tiến trình hội nhập mở rộng, rào cản kỹ thuật và các tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh sẽ là những thách thức lớn nhưng đồng thời tiến trình này cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành hàng cá tra phát triển. Trong bối cảnh đó, nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra ở ĐBSCL thì đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện. 1.2. Mục tiêu tổng quát của luận án Cung cấp các thông tin về thực trạng sản xuất ngành hàng, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả tài chính các hình thức tổ chức sản xuất, đánh giá việc áp dụng các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và dẫn liêu khoa học một số kỹ thuật cải tiến giảm chi phí sản xuất làm tiền đề đưa ra các giải pháp kỹ thuật và quản lý góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu của luận án đã đưa ra một số giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả tài chính cho nghề nuôi đồng thời cung cấp các dẫn liệu thực trạng sản xuất góp phần phục vụ cho công tác quản lý ngành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: