Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Hiện thực hóa dạy học tích cực trong môn Toán ở trường THCS bằng giải pháp xây dựng và sử dụng thiết kế bài học theo hướng hoạt động hóa người học

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 885.76 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (24 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luân án hệ thống hóa được một số yếu tố lí luận và phương pháp dạy học (PPDH) Toán vừa làm căn cứ lí luận cho việc nghiên cứu luận án này, vừa dưới dạng sẵn sàng ứng dụng như những kiến thức thường trực để thiết kế bài học (TKBH) môn Toán theo hướng HĐHNH; xây dựng được một quy trình thích hợp cho GV Toán TKBH theo hướng hoạt động hóa người học (HĐHNH). Quy trình đó một mặt không đặt GV vào tình thế TKBH bắt đầu từ con số 0, nhưng mặt khác cũng không gây cho họ sự ỷ lại vào những kế hoạch bài học do những nhà giáo dục và GV lành nghề đã làm sẵn. Ngay cả khi GV may mắn tìm được một kế hoạch bài học đúng với một bài dạy của mình thì vẫn cần lao động sáng tạo để cá nhân hóa bản kế hoạch bài học đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Hiện thực hóa dạy học tích cực trong môn Toán ở trường THCS bằng giải pháp xây dựng và sử dụng thiết kế bài học theo hướng hoạt động hóa người học MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đề tài được nảy sinh từ các điểm xuất phát dưới đây: - Từ nhu cầu phát triển của xã hội phản ánh trong những văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước như Luật Giáo dục sửa đổi (2009), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Thực trạng lạc hậu của PPDH vẫn còn tồn tại cho thấy nhu cầu cấp thiết là cần tìm ra những giải pháp có hiệu quả để đưa DH tích cực vào đời sống. - Từ vị trí đặc biệt quan trọng của bài học trong quá trình DH. Để đổi mới PPDH, trước hết GV cần thể hiện sự đổi mới đó ngay trong TKBH. Đây là một trong các HĐ phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cũng là một giải pháp thiết thực vì TKBH là công việc hàng ngày của mỗi GV. - Thực tiễn DH môn Toán ở các trường THCS hiện nay cho thấy, GV còn lúng túng trong khâu TKBH theo tinh thần đổi mới. Mặt khác là chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề xây dựng và sử dụng TKBH theo hướng HĐHNH như một giải pháp đưa DH tích cực vào thực tiễn môn Toán THCS. Vì các lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hiện thực hóa dạy học tích cực trong môn Toán ở trường THCS bằng giải pháp xây dựng và sử dụng thiết kế bài học theo hướng hoạt động hóa người học”. 2. ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng TKBH theo hướng HĐHNH như một giải pháp để hiện thực hóa DH tích cực trong môn Toán ở trường THCS. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích trên được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây (1) Làm rõ khái niệm DH tích cực cùng với những khái niệm có liên quan và xây dựng căn cứ lí luận cho việc TKBH theo hướng HĐHNH.. (2) Xác định cấu trúc của TKBH môn Toán theo hướng HĐHNH. (3) Xây dựng một quy trình phù hợp cho GV sử dụng để TKBH môn Toán theo hướng HĐHNH. (4) Đề xuất một số khả năng sử dụng TKBH theo hướng HĐHNH như một giải pháp thúc đẩy DH tích cực trong môn Toán trường THCS. 1 2.3. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng rộng rãi TKBH theo hướng HĐHNH trong bồi dưỡng GV thì sẽ thúc đẩy được DH tích cực trong môn Toán ở trường THCS, bởi vì bài học ảnh hưởng tới quá trình DH như tế bào của một cơ thể sống, và HĐHNH là nội dung cơ bản trong DH tích cực. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện nhờ sử dụng chủ yếu là các PP nghiên cứu sau đây: + Nghiên cứu lí luận để thực hiện các nhiệm vụ (1), (3) và (4). + Quan sát điều tra để thực hiện nhiệm vụ (2). + Thực nghiệm giáo dục để thực hiện nhiệm vụ (3), (4). 4. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, đó là: Chương 1. Căn cứ lý luận và thực tiễn. Chương 2. Xây dựng và sử dụng TKBH theo hướng HĐHNH trong môn Toán. Chương 3. Thực nghiệm giáo dục. Chƣơng 1 - CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC Đã xuất hiện những nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án này, về các mặt dưới đây: - Về khái niệm và tầm quan trọng của TKBH có các nghiên cứu của Wharton- McDonald và các tác giả; JICA; Trần Bá Hoành; Trần Kiều và các tác giả; Thái Duy Tuyên; Nguyễn Bá Kim; Đặng Thành Hưng; Nguyễn Thị Côi; Trần Vui và một số tác giả khác; Các tác giả Cao Thị Thặng, Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Thanh Hằng. - Về căn cứ lý luận và yêu cầu đối với cấu trúc của TKBH có các nghiên cứu của Nguyễn Bá Kim, Bùi Văn Nghị, Nguyễn Phương Chi; James H. Stronge, Geoffrey Petty, Trần Vui, Nguyễn Thị Côi, Trương Thị Thuý Vân; Vương Dương Minh. 2 - Về định hướng TKBH có các nghiên cứu của James H. Stronge, Geoffrey Petty; Hoàng Chúng; Trần Bá Hoành, Tôn Thân, Trần Vui; Trần Kiều và các tác giả. - Về cấu trúc của TKBH có các nghiên cứu của Geoffrey Petty, JICA, Nguyễn Thị Côi; Nguyễn Lăng Bình và các tác giả; Hoàng Ngọc Hưng; Trần Vui và một số tác giả khác; Nguyễn Bá Kim. - Về mặt thực tiễn có các nghiên cứu của: Phạm Gia Đức và các tác giả; Tôn Thân và các tác giả. - Về thiết kế từng phần của bài học có các nghiên cứu của Trần Bá Hoành; Đặng Thành Hưng; Nguyễn Bá Kim; Murata; Cobb; Watson, A; Robert J. Marzano; Geoffrey Petty, Hồ Ngọc Đại; Phạm Đình Khương; Lê Thị Xuân Liên; Nguyễn Anh Tuấn. - Về quy trình xây dựng TKBH có các nghiên cứu của Nguyễn Thị Côi; Trương Thị Thúy Vân; Nguyễn Anh Tuấn và nhóm tác giả; Trần Vui và một số tác giả khác. Điểm qua một số công trình nghiên cứu nói trên, chúng tôi thấy: Vấn đề TKBH có vai trò rất quan trọng đối với GV, các công trình nghiên cứu đã tập trung xác định cấu trúc bài học trong mối quan hệ chặt chẽ với mục tiêu, nội dung, PPDH, phương tiện DH, ... và đặc biệt là với HĐ học tập của HS. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu về lý luận và thực tiễn ở trong nước cho thấy TKBH được các tác giả tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau về lý luận DH, nhưng đều thống nhất ở chỗ: + Đề cao vai trò của TKBH đối với kết quả HT của HS; trong TKBH thì HĐ của HS như là thành phần cốt yếu, giữ vị trí trung tâm. Điều đó cho thấy sự cần thiết nắm vững và vận dụng lý thuyết HĐ khi GV tiến hành TKBH. + GV xác định và tổ chức HĐ học tập cho HS phải gắn với mục tiêu, nội dung, PPDH và những tình huống DH cụ thể. Điều đó cho thấy sự cần thiết nắm vững và vận dụng những tri thức thường trực khi GV tiến hành TKBH. + Các quy trình TKBH đều coi việc lấy trọng tâm là tổ chức HS tiến hành một cách tích cực các HĐ học t ...

Tài liệu được xem nhiều: