Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Triết học: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, luận án góp phần bổ sung hoàn thiện lý luận và đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu (CNĐT) Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Triết học: Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHAN DUY HÒA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNHCÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU THỜI KỲ ĐẨY MẠNHCÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn An Ninh Phản biện 1:......................................................... ......................................................... Phản biện 2:......................................................... ......................................................... Phản biện 3:......................................................... .........................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong ba giải pháp mangtính đột phá được Đảng ta xác định trong cương lĩnh chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội giai đoạn năm 2011 - 2020. Thiếu hụt nguồn nhân lực chấtlượng cao luôn đồng nghĩa với tình trạng kém phát triển, tụt hậu về kinh tế vànghèo nàn về xã hội, văn hóa, kéo theo là sự mất ổn định hoặc chệch hướngvề chính trị. Phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngànhcông nghiệp đóng tàu nói riêng ở Việt Nam là nội dung có ý nghĩa chiến lượctrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với nền kinh tế trithức; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; tạo nền tảng đến năm2020 đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của Đại dương”. Tất cả quốcgia có biển đều rất quan tâm và đặc biệt coi trọng việc xây dựng Chiến lượcbiển của riêng mình. Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển trên 3.200km, vùng biển thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán Việt Namrộng trên 1.000.000 m2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển là bộ phận cấuthành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõgiao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, đã từ lâu, hướng ra biển kết hợp phát triển kinh tế biển gắn liềnvới quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã được Đảng, Nhà nướchết sức coi trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khóa X và gần đây, Nghịquyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Chiếnlược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìnđến năm 2045” đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của kinh tế biển và vạchra chiến lược biển Việt Nam với mục tiêu tổng quát sau: “Phấn đấu đưanước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”. Phát triển nguồnnhân lực ngành công nghiệp đóng tàu là một đòi hỏi trực tiếp của sự nghiệpphát triển kinh tế - xã hội và góp phần vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủquyền quốc gia. Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong những năm qua là mộttrong những mũi nhọn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm cần được độtphá bởi xu hướng phát triển kinh tế biển đang và sẽ là lợi thế của Việt Nam. 2Tuy nhiên, đây lại là ngành công nghiệp phát triển chậm, còn nhiều hạn chế,chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu pháttriển kinh tế biển. Nguyên nhân của yếu kém này, một phần rất lớn do ngànhcông nghiệp đóng tàu thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cóchất lượng cao. Trình độ kỹ sư và công nhân còn ở mức trung bình, mới chỉđáp ứng được những hạng mục cơ bản, không quá phức tạp. Các nhà máyđóng tàu chưa xây dựng được cho mình một đội ngũ thiết kế công nghệriêng; tỷ lệ kỹ sư thiết kế trên tổng số lao động tại các nhà máy hiện nayrất thấp. Đặc biệt, đội ngũ quản lý của ngành còn biểu hiện những hạn chếvề năng lực quản lý, quản trị, chưa có khả năng thích ứng được sự biếnđộng nhanh chóng của kinh tế thị trường. Nhiều năm qua, nguồn nhân lựccủa ngành này chưa được quan tâm phát triển đúng mức, do vậy, cần thiếtphải có những nghiên cứu để khắc phục hạn chế này. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển nguồn nhân lựcngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học, chuyên nghành Chủnghĩa xã hội khoa học. 2. Mục ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: