Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 681.24 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu các cách thức/lối chơi cổ vật và các hoạt động xung quanh chơi cổ vật của một nhóm trung lưu ở Hà Nội hiện nay, luận án chỉ ra: chơi cổ vật là một phần văn hóa của giới trung lưu tại đây và đưa ra một số bàn luận xung quanh vai trò của chơi cổ vật đối với đời sống văn hóa của giới trung lưu ở Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chơi cổ vật: văn hóa của giới trung lưu Hà Nội VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- VƯƠNG TOÀN THẮNG CHƠI CỔ VẬT: VĂN HÓA CỦA GIỚI TRUNG LƯU HÀ NỘI Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2024 Công trình đã được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐỖ LAI THÚY 2. TS. ĐỖ LAN PHƯƠNG Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Cương Phản biện 2: GS.TS. Bùi Quang Thanh Phản biện 3: PGS.TS. Lâm Bá NamLuận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào lúc h phút, ngày tháng năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giới trung lưu hay thường gọi là tầng lớp trung lưu- thuật ngữ chỉmột giai tầng trong xã hội, là nhóm người tạo nên khuynh hướng chủ đạocủa các nước phát triển trên thế giới hiện nay. Họ được xem là những ngườithúc đẩy tiến trình phát triển ở mỗi quốc gia- dân tộc. Về cơ bản, giới trunglưu là tập hợp những người có cuộc sống khá giả, trình độ học vấn cao,hoặc được đào tạo nghề nghiệp thành thạo (trình độ tay nghề cao), có ý thứcchính trị, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tốt, có tinh thần sáng tạo, chủ độnghọc hỏi vươn lên làm chủ được bản thân, khẳng định vị thế trong xã hội. Chơi đồ cổ có thể gọi là một loại hình trò chơi giải trí mang đậmchất trí tuệ,người tham gia cần thỏa mãn ba điều kiện: đam mê, tiền bạc vàtri thức, mà để thỏa mãn ba điều kiện này phải là những người ít nhất là khágiả, hay là tầng lớp trung lưu (như các nghiên cứu xã hội học gần đây ởViệt Nam gọi tên). Cùng với sự bùng phát hiện tượng chơi cổ vật trong giớitrung lưu, và văn hóa của giới trung lưu vẫn còn ít được quan tâm trong cácnghiên cứu của ngành khoa học nhân văn hiện nay. Các nghiên cứu xã hộihọc (của học giả cả trong và ngoài nước) gần đây cho biết, trong bối cảnhchuyển đổi sang phát triển xã hội công nghiệp hiện đại hóa và hội nhập toàncầu, Việt Nam đang dần có tỉ lệ cơ cấu dân cư là trên dưới 30% dân sốthuộc tầng lớp trung lưu. Do đó, các nhà xã hội học khuyến nghị, Việt Namcần được trung lưu hóa xã hội để nâng cao đời sống người dân cả ở mứcsống và chất lượng sống, cũng như xây dựng xã hội trung lưu theo mô hìnhcủa xã hội hậu công nghiệp hóa và công nghệ hiện đại, thông tin kỹ thuậtsố, được xem là một xu hướng tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến. Nhưvậy, việc nghiên cứu về giới trung lưu hiện nay cần sự quan tâm hơn nữacủa các ngành khoa học nhân văn, trong đó có Văn hóa học, mà tiếp cậnchơi cổ vật có thể được xem như một trong các hướng tìm hiểu về văn hóacủa giới trung lưu nói chung và giới trung lưu ở Hà Nội nói riêng. Hơn nữa,chơi cổ vật hiện đang là một hiện tượng văn hóa- xã hội được nhiều ngườiquan tâm, không chỉ giới nghiên cứu, do đó, nó rất cần được nghiên cứu. 1 Trong luận án này, việc xem xét thú chơi cổ vật là một sở thích haycòn là một thực hành văn hóa, một thực hành xã hội cũng cần được giảiđáp. Thực tế cho thấy, trong quá trình tham gia chơi cổ vật, các “bước” chơilàm nảy sinh nhu cầu liên kết giữa những người tham gia, hình thành cácnhóm, các CLB, Hội cổ vật và Hội chơi cổ vật. Mối quan hệ giữa các thànhviên trong và ngoài hội/CLB, cũng như các mối quan hệ “liên” hội, đã tạora những mạng lưới xã hội đan chéo. Ở đó, thành viên có thể sử dụng cácmối quan hệ này để theo đuổi thú chơi cổ vật, vậy họ được gì ở đó. Hoạtđộng của các Hội/CLB có vai trò như thế nào đối với hội viên và có phải làmột hình thức biểu hiện của “tiểu văn hóa” trung lưu, vai trò của nó đối vớitổng thể văn hóa- xã hội của Hà Nội như thế nào?. Tất cả đều cần làm rõ từkết quả nghiên cứu thực tiễn… Là giảng viên văn hóa tại một Trường đào tạo cán bộ Đảng chothành phố Hà Nội, và cũng là một người chơi cổ vật lâu năm, có một số trảinghiệm khi tham gia vào quá trình thành lập và hoạt động của các CLB,Hội chơi cổ vật của Hà Nội, NCS muốn nghiên cứu về thú chơi này nhằmgóp phần làm dầy thêm những nghiên cứu về văn hóa Hà Nội, đặc biệt, chơicổ vật hiện đang rất phát triển trong bối cảnh mới của Hà Nội hiện đại hóa.NCS cũng biết được nghề nghiệp, mức sống, ứng xử xã hội của nhiều ngườichơi cổ vật, nhận thấy chơi cổ vật không đơn thuần chỉ là một thực hành tròchơi giải trí theo sở thích,quá trình tham gia chơi nói lên văn hóa của ngườichơi. Do đó, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu Chơi cổ vật: văn hóa của giớitrung lưu Hà Nội làm luận án Tiến sĩ Văn hóa học. Luận án này chọn nghiên cứu vai trò của chơi cổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: