Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Số trang: 24      Loại file: pdf      Dung lượng: 510.83 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ thực trạng và bước đầu nhận diện xu hướng biến đổi đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau đây là bản tóm tắt của luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Việt Nam có 3/4 diện tích là biển và đại dương, đường bờ biển dài3260 km kéo từ Móng Cái cho tới Hà Tiên, bao bọc lấy phía Đông, Nam vàmột phần phía Tây của Tổ quốc. Từ xa xưa, con người Việt Nam đã có sự gắnkết chặt chẽ với biển, nhóm cư dân cư trú ở khu vực ven biển trong quá trìnhsinh tồn, để thích nghi được với môi trường biển, khai thác, đánh bắt nguồn tàinguyên thiên nhiên sẵn có của biển đảm bảo cho nhu cầu cuộc sống hangngày, họ đã tích luỹ được các tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết về biển, vềnguồn tài nguyên sinh vật biển, đồng thời đã hình thành những nét văn hoáđặc trưng so với cư dân ở các vùng khác. 1.2. Trong thời kỳ CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiềuNghị quyết, Chỉ thị về phát triển kinh tế vùng biển, ven biển và hải đảo. Nghịquyết số 09 - NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X (ngày 9-2-2007) đã đề ra “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, đánh một dấu mốcquan trọng, thể hiện tầm nhìn mới của Đảng và Nhà nước về vai trò kinh tế biểnđối với sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay. 1.3. Tỉnh Hà Tĩnh có đường bờ biển dài (137km), với 04 cửa biển là cửaHội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu, có địa hình phong phú, bao gồm: miềnnúi, trung du, đồng bằng và ven biển. Sự phong phú về địa lý, địa hình dẫn đếnđịa bàn cư trú của cư dân Hà Tĩnh rất đa dạng, từ đó tạo ra sự đa dạng về đờisống văn hoá. Trong sự đa dạng của văn hóa Hà Tĩnh có dấu ấn văn hoá củanhóm cư dân định cư ở vùng ven biển, vì sống trong môi trường biển, nhóm cưdân này đã tạo ra những bản sắc văn hoá riêng. Hiện nay, dưới những tác động của CNH, HĐH, đặc biệt là “Chiến lượcbiển Việt Nam đến năm 2020” của Đảng và Nhà nước, vùng ven biển Hà Tĩnhđang có nhiều thay đổi, tính thuần nhất và nét đặc trưng văn hoá vùng có xuhướng bị phá vỡ, nguy cơ phai nhạt, pha trộn, ảnh hưởng bản sắc trở thànhthách thức lớn trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập thế giới. 1 Để tìm hiểu thực trạng và nhận diện xu hướng biến đổi ĐSVH của cư dânven biển Hà Tĩnh trước bối cảnh CNH, HĐH, NCS chọn đề tài “Đời sống văn hoácủa cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” để làmLuận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hoá học tại Trường Đại học Văn hoá Hà Nội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng và bước đầu nhận diện xu hướng biến đổi Đời sốngvăn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và phân tích các công trình của những nhà nghiên cứu đã viếtvề Hà Tĩnh, cư dân, văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh để từ đó kế thừa vàphân tích tính mới của luận án. - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết bao gồm: các khái niệm đời sống văn hoá,cơ cấu của đời sống văn hoá, tiêu dùng văn hóa, vùng ven biển Hà Tĩnh,…Quađó giới thuyết nội dung, phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Khảo sát, phân tích, nhận diện thực trạng và xu hướng biến đổi ĐSVHcủa cư dân ven biển Hà Tĩnh trước những tác động của CNH, HĐH. - Nhận định những vấn đề đặt ra đối với đời sống văn hoá của cư dân venbiển Hà Tĩnh thời kỳ CNH, HĐH, qua đó có những kiến nghị, đề xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về đời sống văn hoá tinh thần của cư dânven biển Hà Tĩnh trong bối cảnh CNH, HĐH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi vấn đề nghiên cứu Đời sống văn hoá tinh thần của cư dân ven biển Hà Tĩnh hiện nay quamột số thành tố: tín ngưỡng, lễ hội, phong tục và tiêu dùng văn hoá. * Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu các làng/xã ven biển của 5 huyện: Kỳ Anh, CẩmXuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân (lựa chọn một số làng/xã điển hình để 2khảo sát, thực hiện chương trình trưng cầu ý kiến qua điều tra xã hội học). * Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đời sống văn hoá của cư dân ven biểnHà Tĩnh hiện nay (thời điểm khảo sát 2013 - 2015). Tuy nhiên trong quá trìnhphân tích có đề cập đến đời sống văn hoá xưa (trước CNH, HĐH - mốc trước1995-Hội nghị TW7 khoá VII) để đối chiếu, so sánh, nhận diện những biến đổi. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm lãnhđạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về xây dựng đời sống văn hoá. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hoá học: Luận án sử dụng cáckhái niệm, phạm trù, kết quả của các ngành khoa học có liên quan đến văn hoáhọc để nghiên cứu về đời sống văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh như: Dântộc học/ nhân học văn hoá, xã hội học văn hoá, Folkl ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: