Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hoạt động giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên hiện nay (Qua khảo sát một số trường đại học ở Hà Nội)

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 337.96 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên hiện nay nhằm xây dựng đội ngũ sinh viên phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ... góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục – đào tạo, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hoạt động giáo dục giá trị văn hoá truyền thống cho sinh viên hiện nay (Qua khảo sát một số trường đại học ở Hà Nội)1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHVIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM----------------------------Lê Cao ThắngHOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀNTHỐNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI)Chuyên ngànhMã số: Văn hóa học: 62 31 06 40TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌCHà Nội - 20132Công trình được hoàn thành tại:VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAMBỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHNgường hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Duy BắcPhản biện 1: PGS.TS Lê Quý Đức, Học viện Chính trị - Hành chính QG HCMPhản biện 2: PGS.TS Phạm Thu Yến, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiPhản biện 3: TS Nguyễn Thị Việt Hương, Trường Đại học Văn hóa Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện, tại Viện Vănhóa Nghệ thuật Việt Nam – 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.Vào hồi........... giờ........... ngày......... tháng......... năm 2013Có thể tìm đọc Luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam.- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.3MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài luận ánLịch sử dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều truyền thống vô cùng quý giá. Đó làtruyền thống yêu nước; truyền thống đoàn kết cộng đồng; truyền thống nhân ái,khoan dung; truyền thống hiếu học “tôn sư trọng đạo” và nhiều truyền thống tốt đẹpkhác. Những giá trị văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc đã tạo nên bản sắc vănhoá Việt Nam. Nhờ các giá trị văn hóa truyền thống mà dân tộc Việt Nam đã luônđứng vững và trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Những giá trị văn hoá truyềnthống của dân tộc cần được giáo dục, được truyền bá sâu rộng trong xã hội.Tính đến năm học 2011 - 2012 cả nước có 419 trường đại học và cao đẳng vớitổng số hơn 2,2 triệu sinh viên. Đây là nguồn nhân lực quý giá của đất nước bởi sinhviên là những người có tri thức, trẻ trung, năng động, nhiệt tình và có hoài bão lớn.Lực lượng này có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội củađất nước trước mắt cũng như lâu dài.Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, thanh niên sinh viên rất nhạy cảm với cái mới, cáitiến bộ, chịu ảnh hưởng to lớn của những tác động từ bên ngoài, bởi vậy những thay đổivề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở nước ta trong những năm qua nhất là quá trìnhchuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập quốc tế, đã tạo nên những biến độngmạnh mẽ trong đời sống tinh thần thế hệ trẻ.Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường đã nảy sinhnhững ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận không nhỏ người dân, trong đó có thanhniên sinh viên, làm thay đổi các quan điểm của họ về giá trị truyền thống của dân tộc.Điều đáng lo ngại là sự sa sút về phẩm chất, đạo đức ở một bộ phận sinh viên, thểhiện ở việc chạy theo những giá trị vật chất đơn thuần, có tư tưởng sùng bái nướcngoài, coi thường hoặc lãng quên các giá trị truyền thống của dân tộc. Tác hại củachúng là làm rối loạn kỷ cương gia đình, xã hội, làm gia tăng tệ nạn xã hội và làmbiến dạng những nhân cách đang được định hình ở tuổi trẻ.Trước tình hình này, việc giáo dục các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp củadân tộc cho thanh niên sinh viên cần được đặt ra một cách cấp thiết. Hơn nữa trênthực tế, trong chương trình giáo dục của hệ thống các trường đại học hiện nay vẫn cònnặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người. Trong công tác giáo dục, còn chưa coi trọng việcgiáo dục các giá trị văn hoá truyền thống nhằm hình thành, hoàn thiện phẩm chất, đứctính tốt đẹp cho các thế hệ sinh viên. Chọn vấn đề “Hoạt động giáo dục giá trị văn hoátruyền thống cho sinh viên hiện nay (Qua khảo sát một số trường đại học ở HàNội) làm đề tài luận án, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đềlý luận về giá trị, giá trị văn hoá, về bản sắc văn hoá dân tộc, về thực trạng và giải phápđẩy mạnh các hoạt động giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống nhằm hình thành vàhoàn thiện phẩm chất, đức tính tốt đẹp cho sinh viên trong bối cảnh đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án4Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, giáo dục lịch sử văn hóavà giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ là vấn đề được Đảng, Nhà nướcvà xã hội ta rất quan tâm. Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đãđề cập đến, ở các mức độ khác nhau, vấn đề mà đề tài luận án nghiên cứu:Thứ nhất, nghiên cứu về giá trị, giá trị văn hóa, về các giá trị văn hóa truyềnthống của dân tộc Việt Nam. Các công trình đã phân tích lịch sử quá trình hình thành,phát triển và nội dung các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam trong mối quanhệ với bản sắc văn hóa dân tộc. Chỉ rõ các mặt tích cực cần kế thừa, phát huy và mặt hạnchế, lỗi thời cần khắc phục, xóa bỏ.Thứ hai, nghiên cứu khai thác các giá trị văn hóa truyề ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: