Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Văn hoá tín ngưỡng ma tổ ở đảo Hải Nam, Trung Quốc

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 754.33 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Văn hoá tín ngưỡng ma tổ ở đảo Hải Nam, Trung Quốc" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu một cách hệ thống về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam để từ đó tìm hiểu về chức năng và vị thế của văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam dưới sự tác động của bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội của địa phương hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Văn hoá tín ngưỡng ma tổ ở đảo Hải Nam, Trung Quốc VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ZHU SI (CHU TƯ)VĂN HOÁ TÍN NGƯỠNG MA TỔ Ở ĐẢO HẢI NAM, TRUNG QUỐC Ngành: Văn hoá học Mã số: 9.22.90.40 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Yên HÀ NỘI, 2024 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘINgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị YênPhản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị HiềnPhản biện 2: PGS.TS. Bùi Hoài SơnPhản biện 3: PGS.TS. Đỗ Lan Hiền Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học việnhọp tại:Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở ĐảoHải Nam xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng và sự đặc biệt của đảo HảiNam với vị trí địa lý có nhiều nét đặc biệt, một xã hội mang tính chất mở vàphóng khoáng. 1.2. Sự mới mẻ của văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở Hải Nam, trong khi vẫngiữ gìn sự gần gũi với truyền thống văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở Trung Quốc,cho thấy sự tích hợp và điều chỉnh những thành tố văn hóa truyền thống phùhợp với bối cảnh lịch sử cụ thể của đảo. Điều này cũng được thể hiện qua quátrình hồi sinh và phát triển của tín ngưỡng Ma Tổ từ sau cải cách mở cửa năm1978 cho đến nay. 1.3. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu này không chỉ giúp lý giải vai tròcủa tín ngưỡng Ma Tổ trong đời sống người dân Hải Nam hiện nay, mà còngóp phần tìm hiểu những yếu tố đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng Ma Tổcũng như tính cách của người dân trên đảo Hải Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách hệ thống về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo HảiNam để từ đó tìm hiểu về chức năng và vị thế của văn hóa tín ngưỡng Ma Tổcủa đảo Hải Nam dưới sự tác động của bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa- xã hội của địa phương hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối với nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là văn hoá tínngưỡng Ma Tổ của đảo Hải Nam Trung Quốc ở ba cấp độ gia đình, dòng họ,cộng đồng thông qua thiết chế thờ tự (như bàn thờ, đền, miếu thờ) cùng cácthực hành nghi lễ và phong tục tập quán liên quan. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi địa bàn khảo sát, nghiên cứu: Khu vực ven biển phía đông vàphía tây đảo Hải Nam nơi có truyền thống tôn thờ Ma Tổ gắn với các ngôiđền thờ nổi tiếng hiện vẫn tồn tại. + Phạm vi thời gian điền dã, khảo sát tư liệu: từ năm 2019 đến nay, đâylà thời gian Nghiên cứu sinh bắt đầu thực hiện luận án. 1 + Về nội dung: Luận án nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảoHải Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó chỉ ra sự đa dạng, phong phú củathực hành văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ gắn với nhu cầu của người dân cũngnhư sự tác động từ các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương. 4. Câu hỏi nghiên cứu chính 1. Văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam Trung Quốc được cấuthành bởi những yếu tố cơ bản nào và được các đối tượng người dân đươngđại thực hành ra sao? 2. Chức năng và vị thế của văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ của đảo HảiNam dưới sự tác động của bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hộicủa địa phương hiện nay như thế nào? 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận nghiên cứu liên ngành Khoa học xã hội; - Phương pháp phân tích tài liệu; - Phương pháp khảo sát điền dã dân tộc học; - Phương pháp so sánh . 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học:Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn về hướng tiếp cậnvăn hóa học trong nghiên cứu tín ngưỡng thờ Ma Tổ ở đảo Hải Nam; Chỉ racác chiều cạnh văn hóa của thực hành tín ngưỡng thờ Ma Tổ ở đảo HảiNam; Khẳng định giao lưu, tiếp biến văn hóa như một đặc trưng quan trọngtrong tín ngưỡng thờ Ma Tổ của người Hải Nam; Qua đó, bàn luận về vaitrò, ý nghĩa và tính đa dạng của thực hành tín ngưỡng thờ Ma Tổ trong cuộcsống đương đại. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đóng góp thêm nguồn tư liệu tham khảo chocông tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ giữa TrungQuốc và Việt Nam, qua đó góp phần làm phong phú thêm sự hiểu biết vềvăn hóa tín ngưỡng dân gian của hai nước. Bên cạnh đó cũng là tài liệutham khảo cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong việc tìm hiểuvai trò của văn hóa tín ngưỡng nói chung, văn hóa tín ngưỡng Ma Tổ nóiriêng trong bối cảnh xã hội đương đại. 2 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Dnh mục bài báo vàPhụ lục, luận án ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: