Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Vốn xã hội trong lễ hội đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 643.29 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Vốn xã hội trong lễ hội đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống và phân tích khái niệm “vốn xã hội” và các khái niệm có liên quan, mô tả dân tộc học về thời gian, không gian, diễn trình lễ hội cũng như sự hình thành và các lớp ý nghĩa văn hóa của hình tượng Đức Thánh Tản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Vốn xã hội trong lễ hội đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà NộiBỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ******** nguyÔn thïy linh VỐN XÃ HỘI TRONG LỄ HỘI ĐỀN VÀ, THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2022 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Hoài Sơn 2. PGS.TS. Dương Văn Sáu Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Hoài Thu Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Quỳnh Phương Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS. Lê Quý Đức Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MinhLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường Tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi: … giờ …, ngày … tháng … năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hơn hai thập kỷ trở lại đây việc thực hành tôn giáo tín ngưỡng đã trỗidậy ở mọi miền quê, với một sinh khí mới. Gương mặt lễ hội hiện lên trongdiện mạo mới với những lễ nghi, trò diễn, nghi thức gắn với tín ngưỡng.Những điều này gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ về bản chất của lễ hộihiện nay: lễ hội có phải chỉ đơn thuần là một sinh hoạt văn hoá thông thườnghay là cơ hội để liên kết các mối quan hệ xã hội? Những thành viên trongcộng đồng đến với nhau liệu có phải chỉ vì nhu cầu tìm đến sự cộng cảm, vìniềm tin tín ngưỡng hay còn vì vấn đề lợi ích kinh tế, lợi ích của bản thân?Bối cảnh xã hội nào đã tác động làm đa dạng hóa bản chất của các mối quanhệ đó? Và các mối quan hệ này giúp gì cho họ? Như vậy, lí do đầu tiên vàcũng là quan trọng nhất khiến NCS lựa chọn đề tài này để nghiên cứu là dotính vấn đề của đối tượng nghiên cứu: việc tham gia vào tổ chức lễ hội giúpNhà nước và cộng đồng nhận được nhưng lợi ích như thế nào? Lễ hội đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội đã được tiếp cậndưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận ởcác góc độ văn học và văn hoá học… Tuy nhiên, hạn chế dễ nhận thấytrong khi tổng quan tư liệu về lễ hội đền Và là các nguồn tài liệu thường chỉtập trung nghiên cứu về bản thân lễ hội này như thời gian, không gian, diễntrình cũng như nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức lễ hội mà dườngnhư ít quan tâm đến việc nghiên cứu cơ sở hình thành, biểu hiện cũng nhưlợi ích từ VXH trong thực hành tín ngưỡng và tổ chức lễ hội đền Và. Đây làmột vấn đề cần tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, VXH trở thành một đề tài thuhút sự quan tâm của rất nhiều học giả trên thế giới và trong nước. Các côngtrình nghiên cứu đã đưa ra cách tiếp cận khác nhau về VXH như chức năng,vai trò của VXH trên phương diện chính sách, vai trò của VXH với việc kiểmsoát xã hội hay giáo dục trong gia đình và cộng đồng... Bởi bản chất của tínngưỡng và lễ hội là được hình thành từ trong xã hội nông nghiệp cổ truyền vàduy trì đến xã hội hiện đại với những khác biệt về thể chế chính trị, nhóm đoànthể của Nhà nước cũng như tổ chức cộng đồng nên nếu phân tích VXH trongmột sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, cụ thể là lễ hội Đền Và thì chúng ta cóthể phân tích về phương thức tạo lập, vai trò cũng như lợi ích của Nhà nướcvà cộng đồng trong mối liên hệ với VXH. Chính vì vậy, đặt Nhà nước vàcộng đồng trong hai bối cảnh xã hội đó để phân tích phương thức tạo lập cũngnhư những nguồn lợi mà hai nhóm này có được từ việc tham gia vào sinh hoạttín ngưỡng cũng như tổ chức và quản lý lễ hội Đền Và chính là cách tiếp cậnđược xem như một hướng đi có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn cao. 2 Với những lí do trên, NCS chọn “Vốn xã hội trong lễ hội đền Và, thịxã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở hình thành, biểu hiện và lợi ích của vốn xã hội trong lễhội đền Và từ quá khứ đến hiện tại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: hệ thống và phân tích khái niệm “vốn xã hội” và các kháiniệm có liên quan, mô tả dân tộc học về thời gian, không gian, diễn trình lễhội cũng như sự hình thành và các lớp ý nghĩa văn hóa của hình tượng ĐứcThánh Tản. Thứ hai: phân tích và lý giải các đặc trưng nổi bật của VXH của Nhànước và cộng đồng (cơ sở hình thành, biểu hiện và lợi ích). Đây là cơ sởcho việc lý giải vì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: