Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lí: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong không khí tại Hà Nội dùng chỉ thị rêu sinh học

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong không khí tại Hà Nội dùng chỉ thị rêu sinh học" nhằm nghiên cứu phát triển và áp dụng phương pháp chỉ thị sinh học rêu và các kỹ thuật phân tích hạt nhân nguyên tử hiện đại INAA, PIXE trong nghiên cứu ô nhiễm KLN trong không khí tại khu vực Thành phố Hà Nội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lí: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong không khí tại Hà Nội dùng chỉ thị rêu sinh họcBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM -------------------------------------- Nguyễn Hữu QuyếtỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN ĐỂ NGHIÊN CỨU ÔNHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI DÙNG CHỈ THỊ RÊU SINH HỌC Chuyên ngành: Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân Mã số: 9.44.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ Hà Nội – 2021Công trình được hoàn thành tại:Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân - Viện Năng lượng nguyên tửViệt Nam Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Hồng Khiêm PGS.TS. Phạm Đức Khuê Phản biện 1: .................................................... Phản biện 2: .................................................... Phản biện 3: ....................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Viện chấm luận án tiến sĩhọp tại: .......................................................................................... ..................................................................................................... Vào hồi ......... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm ..... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trung tâm Đào tạo hạt nhân MỞ ĐẦU Ô nhiễm không khí là hiện tượng gia tăng hàm lượng của các chất độchại trong không khí. Chất lượng không khí tác động lớn đến sức khỏe conngười, đặc biệt là đối với những người có thu thập thấp và thuộc nhóm dễbị ảnh hưởng như người già và trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thếgiới (WHO), tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm gây ra 6,5 triệu trường hợpchết sớm trên toàn thế giới. Gần 90% các trường hợp này xảy ra ở các nướccó mức thu nhập thấp và trung bình, và khoảng gần hai phần ba tại khu vựcchâu Á Thái Bình Dương. Đã có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu dịchtễ học tại Châu Á chỉ ra sự tác hại đối với sức khỏe và hậu quả lâu dài của ônhiễm không khí (ONKK). Theo báo cáo của tổ chức quốc tế IQAir năm 2019, Việt Nam đứng thứ15 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có chất lượng không khítồi tệ nhất thế giới và đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á sauIndonesia năm 2019. Hà Nội đã trở thành thủ đô có mức độ ô nhiễm bụi khí(PM2.5) nghiêm trọng đứng thứ 7 trên thế giới, thậm chí còn trên cả BắcKinh, với mức PM2.5 trung bình là 46,9 µg.m-3, trong khi nồng độ theoQuy chuẩn KTQG về chất lượng không khí xung quanh là 25 µg.m-3. Nếukhông có các biện pháp ứng phó hiệu quả, chất lượng không khí dự kiến sẽtiếp tục xấu đi trong tương lai do ảnh hưởng của việc tăng trưởng nhanh cáchoạt động kinh tế gây ô nhiễm. Để kiểm soát chất lượng của không khí ở các thành phố lớn như HàNội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,... nhà nước đã đầu tư thiết lậpcác trạm quan trắc kiểm soát chất lượng không khí tự động. Mạng lướiquan trắc tăng gần gấp đôi từ năm 2019 đến năm 2020, tăng từ 54 hệ thốngcác trạm trên 4 thành phố lên 118 trạm trên 24 thành phố. Tuy nhiên đểthiết lập được hệ thống đầy đủ các trạm quan trắc chất lượng không khí tựđộng cần một lượng lớn kinh phí đầu tư thiết bị và vận hành các trạm quantrắc. Ngoài ra, cần có những chuyên gia giàu kinh nghiệm, am hiểu về thiếtbị và phương pháp đo để thường xuyên hiệu chỉnh các đặc trưng của nhữngcảm biến lắp đặt trong trạm. Theo khuyến cáo của Liên Hợp Quốc, với cácnước đang phát triển trong đó có Việt Nam, bên cạnh việc sử dụng các trạmquan trắc tự động, nên kết hợp các phương pháp khác nhau để kiểm soátchất lượng không khí. Hiện nay, phương pháp truyền thống để nghiên cứu ô nhiễm kim loạinặng (KLN) trong không khí là hút khí vào các phin lọc dùng máy bơm.Hàm lượng KLN trong các phin lọc sau đó được phân tích bằng các thiết bịphân tích có độ nhạy cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tốn kém và 1khó triển khai trên diện rộng trong một thời gian dài vì phải dùng các bơmhút khí công suất lớn. Ngoài ra, phương pháp này chỉ cho phép xác định ônhiễm KLN trong khoảng thời gian hút mẫu khí. Do vậy, số liệu ô nhiễmKLN trong không khí không đại diện cho một khoảng thời gian dài (vàitháng hoặc hàng năm). Để khắc phục những nhược điểm này, một trong những phương phápđơn giản, tiết kiệm là sử dụng thực vật làm chỉ thi sinh học, trong đó rêuđược sử dụng phổ biến hơn cả. Phương pháp này đã và đang được triểnkhai rộng rãi để nghiên cứu ô nhiễm KLN trong không khí ở nhiều nướctrên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu. Người ta đã quan sát được mối tươngquan rõ rệt giữa hàm lượng các nguyên tố kim loại trong không khí vàtrong cây rêu. Ưu điểm đặc biệt của cây rêu là: (1) bộ rễ của rêu là bộ rễ giảnên nó không hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất. Các chất dinh dưỡng chỉđược hấp thụ từ không khí; (2) rêu không có lớp biểu bì như những thực vậtbậc cao nên khả năng hấp thụ các nguyên tố kim loại rất cao; (3) rêu có khảnăng chống chịu ô nhiễm tốt. Điều này có nghĩa nó có thể tích tụ cácnguyên tố KLN với hàm lượng rất cao; (4) rêu có tỉ số diện tích bềmặt/khối lượng rất lớn nên khả năng hấp thụ kim loại từ không khí cao và(5) rêu có thể thu thập trong tự nhiên, dễ dàng lấy mẫu và chế tạo mẫu. Do tính đa dạng và phức tạp của các yếu tố ô nhiễm môi trường khôngkhí và sự tác động qua lại giữa các hệ sinh thái trong môi trường, nên giảiquyết bài toán ô nhiễm bụi khí đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều ngànhkhoa học, sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích khác nhau nhằm thu thập đầyđủ thông tin trong mẫu phân tích được lấy từ những địa điểm mang tínhchất đại diện cần quan tâm. Trong số các kỹ thuật phân tích áp dụng đểnghiên cứu ô nhiễm bụi khí thì các kỹ t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: