Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu tương quan tỷ số các đồng vị phóng xạ môi trường và ứng dụng trong bài toán đánh giá nguồn gốc trầm tích

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 609.33 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu tương quan tỷ số các đồng vị phóng xạ môi trường và ứng dụng trong bài toán đánh giá nguồn gốc trầm tích nhằm cải tiến, phát triển thêm công cụ phân tích các đồng vị phóng xạ môi trường có độ chính xác và ổn định cao, đáp ứng yêu cầu của bài toán nghiên cứu nguồn gốc trầm tích sử dụng đồng vị phóng xạ môi trường; khảo sát, nghiên cứu quy luật phân bố hàm lượng tỷ số đồng vị của các đồng vị phóng xạ môi trường trong đất bề mặt và trong trầm tích;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu tương quan tỷ số các đồng vị phóng xạ môi trường và ứng dụng trong bài toán đánh giá nguồn gốc trầm tíchBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NĂNG LƢỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM PHAN SƠN HẢI NGHIÊN CỨU TƢƠNG QUAN TỶ SỐ CÁC ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ MÔI TRƢỜNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG BÀI TOÁN ĐÁNH GIÁ NGUỒN GỐC TRẦM TÍCH Chuyên ngành: Vật lý nguyên tử và hạt nhân Mã số: 62440501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ ĐÀ LẠT - 2013 Công trình được hoàn thành tại Viện Nghiên cứu hạt nhânNgười hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. PHẠM DUY HIỂN 2. PGS. TS. VƢƠNG HỮU TẤN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luậnán tiến sĩ họp tại .............................................................................vào hồi giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Viện Nghiên cứu hạt nhân 2 MỞ ĐẦU Nguồn gốc trầm tích là một thông số quan trọng trong lĩnh vực nghiêncứu địa chất và môi trường. Thông tin này giúp chúng ta hiểu biết về diễnbiến các quá trình trong quá khứ, t đó có thể dự báo xu thế trong tương lai.Do đó, nguồn gốc trầm tích luôn được quan tâm t nhiều góc độ khác nhau.Đối với nước ta, nhu cầu nhận biết nguồn gốc trầm tích tại các hồ chứanước, vùng cửa sông và vùng ven biển đang ngày càng bức thiết. Đối với các hồ chứa mà đặc biệt là hồ thuỷ điện, ngoài thông số tốc độbồi lắng trầm tích cần được xác định sau t ng khoảng thời gian để đánh giátuổi thọ hồ và an toàn đập, nguồn gốc trầm tích hồ là một thông tin quantrọng góp phần hoạch định đúng đắn các giải pháp công trình hoặc phi côngtrình nhằm giảm thiểu bồi lắng, duy trì tuổi thọ thiết kế của hồ. Đối với các vùng cửa sông - nơi đang tồn tại các kênh dẫn tàu, cơ chếvà nguồn gốc trầm tích gây bồi lấp luồng tàu là một vấn đề đang được quantâm của nhiều nhà chuyên môn cũng như quản lý. Phần lớn luồng tàu trongvùng cửa sông nước ta không duy trì được độ sâu cần thiết sau nạo vét,trung bình chỉ sau hai đến ba tháng là bị bồi lấp về nền đáy tự nhiên. Nguồngốc trầm tích là một cơ sở khoa học quan trọng để lý giải về tính hợp lý củaluồng tàu hiện tại, cũng như về các biện pháp công trình bảo vệ luồng. Đối với vùng ven biển, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang làm thay đổiquy luật bồi/xói đã được hình thành trong quá khứ. Nhiều vùng ngập mặnđang bị xói lở nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Để dự báo xu thế biếnđổi của đường bờ biển trong tương lai, nhiều thông tin cần phải được thuthập, trong đó nguồn gốc trầm tích là một thông tin không thể thiếu được. Trên thế giới, các đặc trưng của trầm tích như khoáng vật học, màu sắc,t tính, thành phần nguyên tố hoá học đã được áp dụng thành công tại nhiềuvùng để nhận biết nguồn gốc trầm tích. Tuy thế, không có bất kỳ một đặctrưng nào có thể chỉ thị nguồn gốc trầm tích cho mọi vùng địa chất. Vì vậy,việc tìm kiếm các chất chỉ thị phù hợp với t ng vùng và các chất chỉ thị mớiđể nghiên cứu nguồn gốc trầm tích vẫn luôn thu hút sự quan tâm của các nhàkhoa học. Nghiên cứu sử dụng các đồng vị phóng xạ môi trường làm chấtchỉ thị cho nguồn gốc trầm tích là một hướng nghiên cứu mới trong thời 3gian gần đây và đang được nhiều nước quan tâm. Tại Việt Nam, việc sử dụng các đồng vị phóng xạ môi trường để nghiêncứu nguồn gốc trầm tích chưa được tiến hành. Mục tiêu luận án: (i) Cải tiến, phát triển thêm công cụ phân tích cácđồng vị phóng xạ môi trường có độ chính xác và ổn định cao, đáp ứng yêucầu của bài toán nghiên cứu nguồn gốc trầm tích sử dụng đồng vị phóng xạmôi trường; (ii) Khảo sát, nghiên cứu quy luật phân bố hàm lượng, tỷ sốđồng vị của các đồng vị phóng xạ môi trường trong đất bề mặt và trong trầmtích, trong mối quan hệ xói mòn - trầm tích, đối với các loại đất phổ biếntrong vùng đất dốc ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; t đó, xây dựngphương pháp ứng dụng đồng vị phóng xạ môi trường để nghiên cứu nguồngốc trầm tích tại Việt Nam. N i dun n iên cứu: (1) Cải tiến phương pháp phân tích các đồng vịphóng xạ môi trường trên phổ kế gamma; (2) Phát triển phương pháp phântích các đồng vị thori trên hệ phổ kế anpha; (3) Khảo sát sự phân bố hàmlượng đồng vị 137Cs: (i) Trong đất bề mặt đối với các loại hình sử dụng đấtphổ biến trong vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; (ii) Trong trầm tích vàtrong đất gốc đối với các dạng sử dụng đất khác nhau; (4) Khảo sát sự phânbố hàm lượng và tỷ số các đồng vị phóng xạ dãy urani và thori: (i) Trong đấtbề mặt theo độ sâu và theo vị trí không gian; (ii) Trong trầm tích theo độ sâuvà theo không gian; (iii) Trong trầm tích và trong đất gốc; (5) Khảo sát sựphân bố hàm lượng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: