Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
Số trang: 30
Loại file: pdf
Dung lượng: 355.90 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích nghiên cứu của luận án là khảo sát, thống kê và mô tả bộ bộ công cụ trồng lúa nước của cư dân đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại; góp phần làm rõ vai trò và những tác động của hệ thống công cụ đó đối với hoạt động sản xuất lúa nước của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số gợi ý về việc bảo tồn và phát huy giá trị của bộ công cụ trồng lúa nước trong thực tiễn phát triển nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN HOÀNG THỊ THÊMCÔNG CỤ TRỒNG LÚA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC Mã số: 9310630.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội - 2024 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: Cán bộ hướng dẫn chính: GS.TS. Phạm Hồng Tung Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS. Lê Văn Tấn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩhọp tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia HàNội vào hồi giờ ngày tháng năm 20...Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa.Lãnh thổ Việt Nam gồm ba phần tư là đồi núi, với hai đồng bằng lớn: đồng bằng BắcBộ và đồng bằng Nam Bộ. Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh nôngnghiệp sớm của thế giới. Nhờ có nông nghiệp trồng lúa mà nhiều cộng đồng người đãbắt đầu định cư trong các hình thức tổ chức xã hội nông thôn (về sau phổ biến nhất làthôn, xóm, làng, bản, mường, kẻ,…), đời sống của con người bước đầu ổn định. Từthời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, cộng đồng dân cư thuộc các tỉnh Phú Thọ, VĩnhPhúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng (ngày nay) dường như đã đạtđến đỉnh cao về kỹ thuật chế tác đá và biết đến hợp kim đồng thau, dùng đồng thau đểchế tác công cụ sản xuất. Gần 2.000 năm từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóaĐông Sơn (khoảng đầu thiên nhiên kỷ thứ I trước Công nguyên), đồ đồng ngày càngđược hoàn thiện hơn cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Các nhà khảo cổ học còn tìm thấycác dấu tích của nghề luyện kim sắt qua các hiện vật như cuốc, mai, thuổng, mũi tên.Đặc biệt, thời kỳ này con người đã đạt được những thành tựu trong quá trình chuyểntừ nông nghiệp dùng cuốc lên nông nghiệp dùng cày với lưỡi cày bằng kim loại và sửdụng sức kéo của gia súc. Giai đoạn này cho thấy người Việt cổ chọn trồng lúa nướclàm nghề sinh sống chính. Tại thời kỳ này, toàn bộ vùng đồng bằng rộng lớn của sôngHồng, sông Mã đã được khai phá về căn bản. Những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa nước không thểkhông kể đến vai trò quan trọng của các công cụ sản xuất. Tại vùng đồng bằng BắcBộ, nông dân đã sáng tạo và tích hợp các công cụ truyền thống vào quá trình trồng lúanước. Theo thời gian, những công cụ này đã trải qua sự biến đổi để phù hợp với đặcđiểm đất đai của vùng đất này. Bắt đầu từ 1954 khi miền Bắc đi lên xây dựng chủnghĩa xã hội, duy trì nền nông nghiệp hiệu quả, các công cụ truyền thống dần bị thaythế bởi các công cụ hiện đại. Sự thay thế này khiến bộ mặt nông nghiệp vùng đồngbằng Bắc Bộ nói chung và các tỉnh thuộc vùng nói riêng có một diện mạo mới. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về nghề trồng lúa nước, về thành tựu trong sảnxuất nông nghiệp nói chung song một cái nhìn toàn diện, hệ thống về bộ công cụtrồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại vẫnchưa có. Điều này dẫn đến việc thế hệ trẻ không hiểu rõ về những giá trị văn minh màngười Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đã chế ngự và phát triển trong quá khứ. Mặt khác,cho đến nay, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số lao động tronglĩnh vực nông nghiệp. Năm 2013 Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.Trong bối cảnh đó, cùng với tầm quan trọng của ngành nông nghiệp nói chung, củanghề trồng lúa nước nói riêng thì bộ công cụ trồng lúa nước cũng đóng một vai tròquan trọng. Các công cụ truyền thống cũng như hiện đại từ lâu đã trở nên gần gũi,thân thiện với người nông dân, ăn sâu vào tâm thức của người cộng đồng từ thế hệnày sang thế hệ khác. Công cụ sản xuất trồng lúa nước cũng đồng thời còn là biểutượng của lực lượng sản xuất, phản ánh sự tiến bộ của nền văn minh lúa nước, mộtphần quan trọng trong lịch sử kinh tế - xã hội và văn hóa của người Việt. Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp, của quá trình hiện đại hóa và công1nghệ 4.0, các công cụ hiện đại đang tác động mạnh mẽ và thay đổi đời sống, cáchthức sản xuất nông nghiệp, cách thức trồng lúa nước truyền thống của người dân.Không những thế, nếu không có những giải pháp bảo tồn phù hợp, bộ công cụ trồnglúa nước truyền thống hoàn toàn có thể mai một. Với những lí do đó, chúng tôi chọnđề tài “Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ” làm đề tàinghiên cứu trong luận án này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là khảo sát, thống kê và mô tả bộ bộ công cụtrồng lúa nước của cư dân đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại; góp phầnlàm rõ vai trò và những tác động của hệ thống công cụ đó đối với hoạt động sản xuấtlúa nước của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất mộtsố gợi ý về việc bảo tồn và phát huy giá trị của bộ công cụ trồng lúa nước trong thựctiễn phát triển nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, luận án thu thập, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về các loại côngcụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm nguồn tài liệu hiệnvật, nguồn tài liệu viết (mô tả, các tài liệu của hợp tác xã, dân ca, ca dao tục ngữ vềcông cụ trồn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN HOÀNG THỊ THÊMCÔNG CỤ TRỒNG LÚA NƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC Mã số: 9310630.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội - 2024 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: Cán bộ hướng dẫn chính: GS.TS. Phạm Hồng Tung Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS. Lê Văn Tấn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩhọp tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia HàNội vào hồi giờ ngày tháng năm 20...Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa.Lãnh thổ Việt Nam gồm ba phần tư là đồi núi, với hai đồng bằng lớn: đồng bằng BắcBộ và đồng bằng Nam Bộ. Việt Nam là một trong những trung tâm phát sinh nôngnghiệp sớm của thế giới. Nhờ có nông nghiệp trồng lúa mà nhiều cộng đồng người đãbắt đầu định cư trong các hình thức tổ chức xã hội nông thôn (về sau phổ biến nhất làthôn, xóm, làng, bản, mường, kẻ,…), đời sống của con người bước đầu ổn định. Từthời kỳ văn hóa Phùng Nguyên, cộng đồng dân cư thuộc các tỉnh Phú Thọ, VĩnhPhúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng (ngày nay) dường như đã đạtđến đỉnh cao về kỹ thuật chế tác đá và biết đến hợp kim đồng thau, dùng đồng thau đểchế tác công cụ sản xuất. Gần 2.000 năm từ văn hóa Phùng Nguyên đến văn hóaĐông Sơn (khoảng đầu thiên nhiên kỷ thứ I trước Công nguyên), đồ đồng ngày càngđược hoàn thiện hơn cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Các nhà khảo cổ học còn tìm thấycác dấu tích của nghề luyện kim sắt qua các hiện vật như cuốc, mai, thuổng, mũi tên.Đặc biệt, thời kỳ này con người đã đạt được những thành tựu trong quá trình chuyểntừ nông nghiệp dùng cuốc lên nông nghiệp dùng cày với lưỡi cày bằng kim loại và sửdụng sức kéo của gia súc. Giai đoạn này cho thấy người Việt cổ chọn trồng lúa nướclàm nghề sinh sống chính. Tại thời kỳ này, toàn bộ vùng đồng bằng rộng lớn của sôngHồng, sông Mã đã được khai phá về căn bản. Những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa nước không thểkhông kể đến vai trò quan trọng của các công cụ sản xuất. Tại vùng đồng bằng BắcBộ, nông dân đã sáng tạo và tích hợp các công cụ truyền thống vào quá trình trồng lúanước. Theo thời gian, những công cụ này đã trải qua sự biến đổi để phù hợp với đặcđiểm đất đai của vùng đất này. Bắt đầu từ 1954 khi miền Bắc đi lên xây dựng chủnghĩa xã hội, duy trì nền nông nghiệp hiệu quả, các công cụ truyền thống dần bị thaythế bởi các công cụ hiện đại. Sự thay thế này khiến bộ mặt nông nghiệp vùng đồngbằng Bắc Bộ nói chung và các tỉnh thuộc vùng nói riêng có một diện mạo mới. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về nghề trồng lúa nước, về thành tựu trong sảnxuất nông nghiệp nói chung song một cái nhìn toàn diện, hệ thống về bộ công cụtrồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại vẫnchưa có. Điều này dẫn đến việc thế hệ trẻ không hiểu rõ về những giá trị văn minh màngười Việt ở đồng bằng Bắc Bộ đã chế ngự và phát triển trong quá khứ. Mặt khác,cho đến nay, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, khoảng 70% dân số lao động tronglĩnh vực nông nghiệp. Năm 2013 Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.Trong bối cảnh đó, cùng với tầm quan trọng của ngành nông nghiệp nói chung, củanghề trồng lúa nước nói riêng thì bộ công cụ trồng lúa nước cũng đóng một vai tròquan trọng. Các công cụ truyền thống cũng như hiện đại từ lâu đã trở nên gần gũi,thân thiện với người nông dân, ăn sâu vào tâm thức của người cộng đồng từ thế hệnày sang thế hệ khác. Công cụ sản xuất trồng lúa nước cũng đồng thời còn là biểutượng của lực lượng sản xuất, phản ánh sự tiến bộ của nền văn minh lúa nước, mộtphần quan trọng trong lịch sử kinh tế - xã hội và văn hóa của người Việt. Hiện nay, với sự phát triển của công nghiệp, của quá trình hiện đại hóa và công1nghệ 4.0, các công cụ hiện đại đang tác động mạnh mẽ và thay đổi đời sống, cáchthức sản xuất nông nghiệp, cách thức trồng lúa nước truyền thống của người dân.Không những thế, nếu không có những giải pháp bảo tồn phù hợp, bộ công cụ trồnglúa nước truyền thống hoàn toàn có thể mai một. Với những lí do đó, chúng tôi chọnđề tài “Công cụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ” làm đề tàinghiên cứu trong luận án này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là khảo sát, thống kê và mô tả bộ bộ công cụtrồng lúa nước của cư dân đồng bằng Bắc Bộ từ truyền thống đến hiện đại; góp phầnlàm rõ vai trò và những tác động của hệ thống công cụ đó đối với hoạt động sản xuấtlúa nước của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất mộtsố gợi ý về việc bảo tồn và phát huy giá trị của bộ công cụ trồng lúa nước trong thựctiễn phát triển nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, luận án thu thập, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về các loại côngcụ trồng lúa nước của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, bao gồm nguồn tài liệu hiệnvật, nguồn tài liệu viết (mô tả, các tài liệu của hợp tác xã, dân ca, ca dao tục ngữ vềcông cụ trồn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Việt Nam học Việt Nam học Công cụ trồng lúa nước Công cụ nông nghiệp Nghề trồng lúa nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 249 0 0 -
89 trang 245 0 0
-
3 trang 227 5 0
-
27 trang 213 0 0
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Kinh tế du lịch năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
4 trang 198 1 0 -
2 trang 167 0 0
-
27 trang 155 0 0
-
29 trang 148 0 0
-
27 trang 140 0 0
-
26 trang 131 0 0
-
8 trang 129 0 0
-
27 trang 127 0 0
-
27 trang 126 0 0
-
80 trang 121 1 0
-
2 trang 117 0 0
-
28 trang 115 0 0
-
4 trang 115 2 0
-
34 trang 112 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 112 0 0 -
3 trang 109 0 0