Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 596.51 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án "Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022" tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Xác định các yếu tố tác động và thực trạng phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, luận án đánh giá những vấn đề đặt ra và phương hướng phát triển du lịch qua biên giới khu vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Việt Nam học: Phát triển du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN BÙI THU THỦYPHÁT TRIỂN DU LỊCH QUA BIÊN GIỚI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC KHU VỰC TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2022 Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 9310630.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC HÀ NỘI - 2024Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Dương Văn Huy Cán bộ hướng dẫn phụ: GS.TS. Nguyễn Văn Kim Phản biện: GS.TS Nguyễn Hồng Quân Viện chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng Phản biện: GS.TS Hoàng Khắc Nam Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Phản biện: PGS.TS Lê Thái Phong Trường Đại học Ngoại Thương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ họp tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với tư cách là hai nước có chung đường biên giới trên bộ và biên giớitrên biển, cho nên sự giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ramột cách mạnh mẽ. Trong đó, lĩnh vực trao đổi con người thông qua kênh dulịch được coi là một trong những mũi nhọn trong hợp tác hai nước. Trong hơnmột thập kỷ qua, Trung Quốc bắt đầu triển khai rầm rộ hoạt động hợp tác kinhtế qua biên giới với các nước láng giềng nhất là những quốc gia khu vực ĐôngNam Á lục địa như với Lào, Myanmar và cả Việt Nam. Những khu hợp táckinh tế qua biên giới của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á này đềulà những mắt xích quan trọng trong các chiến lược hợp tác của Trung Quốc,nhất là chiến lược kết nối của Sáng kiến “Một vành đai một con đường”. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, du lịch qua biên giới Việt - Trung pháttriển một cách mạnh mẽ, Trung Quốc nổi lên là một thị trường nguồn kháchdu lịch quốc tế quan trọng đối với Việt Nam, chiếm vị trí số 1 trong số nhữngthị trường đưa khách đến Việt Nam đông nhất và đặc biệt là tỉnh Quảng Ninhđược coi là một trong những điểm đến được du khách Trung Quốc lựa chọn.Do đó, việc phát triển du lịch biên giới khu vực tỉnh Quảng Ninh là hướng đimang tính cấp thiết cao cần được nghiên cứu. Bên cạnh đó, cùng với sự nghiệpcải cách mở cửa của Trung Quốc đang đi vào chiều sâu, với nhiều chính sách,chiến lược phát triển trọng điểm như Khu thí nghiệm khai phát mở cửa trọngđiểm Đông Hưng trở thành khu thí điểm dẫn đầu trong việc mở cửa phát triểnvùng biên giới khu tự trị Choang Quảng Tây của Trung Quốc cũng đang thựchiện chiến lược quy hoạch “một vòng ba vành đai” (nhất khuyên tam đới) nhằmphát triển kinh tế mở khu vực biên giới. Trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh được coi là một trong địa bàn trọng điểmđể phát triển kinh tế biên giới, trong đó có phát triển du lịch qua biên giới.Trong tầm nhìn dài hạn đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ phát triển du lịch theohướng tăng trưởng xanh và bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia.Những năm vừa qua, Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) trởthành những trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế với tuyến du lịch biên giới đặcsắc có khả năng cạnh tranh khu vực, có quy mô, tầm cỡ, tiện lợi, chất lượngcao, xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh to lớn của Móng Cái (Việt Nam) -Đông Hưng (Trung Quốc); là điểm đến hấp dẫn, ngày càng thu hút thêm nhiềuthị trường khách du lịch và thu hút nhiều nhà đầu tư vào du lịch không chỉ cókhách du lịch Việt Nam - Trung Quốc, mà còn thu hút cả lượng lớn du kháchđến từ các nước Đông Nam Á, Đông Á và các nước Châu Âu qua cặp cửakhẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc). Theo 1đó, hoạt động du lịch qua biên giới được phát triển một cách mạnh mẽ. Tuynhiên, hoạt động kinh tế biên giới nước ta khu vực biên giới phía Bắc nóichung, trong đó có hoạt động hợp tác phát triển du lịch qua biên giới, chịu tácđộng rất lớn từ những biến động trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc,trong đó có vấn đề Biển Đông. Đặc biệt, trong gần ba năm qua, đại dịch Covid-19 có diễn biến phức tạptrên phạm vi toàn cầu, đã và đang tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực của tất cảcác quốc gia trên thế giới, trong đó du lịch được coi là một trong những lĩnhvực chịu tác động nặng nề nhất. Đồng thời, phát triển du lịch qua biên giớingày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, songnhững nghiên cứu hệ thống và chuyên sâu về lĩnh vực này còn chưa tươngxứng với yêu cầu của thực tiễn. Việc phát triển kinh tế biên giới là yêu cầuchung của cả nước nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên nóiriêng và kinh tế quốc gia nói chung. Việc nghiên cứu một cách hệ thống và cơbản phát triển du lịch qua biên giới ngày càng cấp thiết. Tuy nhiên, cho đếnnay, những nghiên cứu về phát triển du lịch qua biên giới, nhất là khu vực tỉnhQuảng Ninh, còn khá khiêm tốn. Chính vì những lí do trên, Nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “ Phát triển dulịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc khu vực tỉnh Quảng Ninh từ năm2012 đến 2022” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Việt Nam học.Nghiên cứu sự phát triển quan hệ du lịch qua biên giới Việt Nam - Trung Quốcgiúp các địa phương, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu thêm những luận chứngkhoa học, cơ sở xây dựng kế hoạch, đánh giá các xu hướng về phát triển du lịchqua biên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: