Danh mục

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng (Nghiên cứu trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 927.02 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án chỉ ra khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT và các yếu tố ảnh hưởng. Từ kết quả nghiên cứu này, đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy tốt nhất định hướng nghề nghiệp của các em, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của học sinh nam, nữ, dựa trên các khác biệt giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Xã hội học: Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng (Nghiên cứu trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- TRƯƠNG THÚY HẰNGKHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆPCỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG (Nghiên cứu trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI 2021 Công trình hoàn thành tại:Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt NamNgười hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Trịnh Duy Luân 2. TS. Dương Kim Anh Phản biện 1: GS.TS, Nguyễn Hữu Minh Phản biện 2: GS.TS. Lê Ngọc Hùng Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện, họptại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong quá trình xã hội hóa về giới1, hiểu trong khía cạnh nghềnghiệp, khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp là sự khác nhaugiữa nam và nữ trong quá trình định hướng nghề nghiệp của bản thân.Quá trình này không chỉ dừng lại ở bậc học THPT. Đây là quá trìnhmang dấu mốc quan trọng, với nhiều kỳ vọng của bản thân, gia đình vàxã hội. Giữa nam và nữ học sinh THPT có những khác biệt nào trong địnhhướng nghề nghiệp? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới những khác biệt này?Đây là những câu hỏi mà các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được câu trả lờithỏa đáng. Với đề tài “Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HSTHPT và các yếu tố ảnh hưởng”, nghiên cứu Luận án này hi vọng sẽ cung cấpđược những thông tin hữu ích trên cơ sở những quan điểm lý luận và bằngchứng thực tiễn về chủ đề này. Qua đó có thể góp phần phát huy tối đa tiềmnăng của học sinh THPT trong tương lai mà không bị cản trở bởi định kiếngiới, khuôn mẫu giới trong lựa chọn nghề nghiệp.2. Mục tiêu nghiên cứu2.1. Mục tiêu chung Chỉ ra khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPTvà các yếu tố ảnh hưởng. Từ kết quả nghiên cứu này, đưa ra một số khuyếnnghị nhằm phát huy tốt nhất định hướng nghề nghiệp của các em, phát huy tốiđa tiềm năng, thế mạnh của học sinh nam, nữ, dựa trên các khác biệt giới.1 Xã hội hóa giới là quá trình nam và nữ tiếp nhận, học hỏi các đặc điểm, vị trí, vai tròliên quan đến giới thông qua giáo dục và các hoạt động trong đời sống thường ngày.Đồng thời, trong quá trình này, nam và nữ cũng góp phần hình thành hoặc ảnh hưởng tớimột số đặc điểm nào đó của giới. 12.2. Mục tiêu cụ thể 1) Xây dựng và làm rõ cơ sở lý thuyết về khác biệt giới trong định hướngnghề nghiệp của học sinh THPT, bao gồm: một số khái niệm giới, khác biệtgiới, định hướng nghề nghiệp và các lý thuyết tiếp cận liên quan; 2) Xác định rõ định hướng nghề nghiệp của học sinh trong bối cảnh hiệntại; chỉ ra khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT; 3) Phân tích và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trongđịnh hướng nghề nghiệp của học sinh THPT; 4) Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các em phát huy tốt địnhhướng nghề nghiệp trong tương lai, phát huy tốt nhất tiềm năng của mình.3. Câu hỏi nghiên cứu 1) Thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện tại của học sinh THPTthể hiện như thế nào? Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp củahọc sinh THPT thể hiện ra sao trong bối cảnh hiện tại? 2) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới khác biệt giới trong địnhhướng nghề nghiệp của học sinh THPT? 3) Làm thế nào để phát huy tốt nhất định hướng nghề nghiệp củacác em dựa trên các khác biệt đó?4. Giả thuyết nghiên cứu 1) Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT thểhiện rõ ở một số nhóm nghề điển hình có xu hướng nam hoặc nữ lựa chọnnhiều. 2) Cá nhân (yếu tố nhận thức), gia đình, truyền thông và bạn bè là nhữngnhóm yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghềnghiệp của học sinh THPT (yếu tố cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất). 25. Đối tượng và khách thể nghiên cứu5.1. Đối tượng nghiên cứu Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT;Các yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp củahọc sinh THPT.5.2. Khách thể nghiên cứu 1) Học sinh nam và nữ thuộc hai nhóm: Nhóm học sinh đang học lớp11 và nhóm học sinh đang học lớp 12; 2) Giáo viên đang giảng dạy khối học sinh lớp 11 và 12; 3) Cha mẹ học sinh đang học lớp 11, 12; 4) Cán bộ Sở Giáo dục đào tạo, sở Lao động Thương binh & Xã hội; 5) Chuyên gia giới trong lĩnh vực giáo dục, việc làm; 6) Chuyên gia hướng nghiệp.6. Phạm vi nghiên cứu 1) Nghiên cứu tại 02 trường THPT (trong đó 01 trường thuộc Phườngtrung tâm và 01 trường thuộc xã ven đô) tại đô thị nhỏ: Thị xã Từ Sơn, tỉnhBắc Ninh; 2) Đề tài chỉ hướng đến nghiên cứu định hướng nghề nghiệp củanhóm học sinh THPT (lớp 11-12) ở giai đoạn khảo sát. 3) Thời gian thực hiện: Nghiên cứu tiến hành trong 03 năm. Từ tháng4/2017 - tháng 4/20207. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính,với các phương pháp cụ thể như sau: 1) Tổng quan, phân tích tài liệu; 2)Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi; 3) Phương pháp phỏng vấn sâu; 4)Phương pháp xử lý dữ liệu8. Phương pháp chọn mẫu và quá trình nghiên cứu thực địa9. Các biến số và lược đồ phân tích Mối quan hệ giữa ba nhóm biến số được mô tả trong lược đồ phântích (Hình sau). 3 LƯỢC ĐỒ PHÂN TÍCH BỐI CẢNH KT-XH- ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: