Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 734.89 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (28 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã

Mô tả cơ bản về tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã có nội dung nhằm tìm hiểu vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn thông qua việc các tổ chức này thực hiện triển khai, hỗ trợ các chính sách về thị trường lao động và trợ giúp xã hội trong cộng đồng cư dân nông thôn. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung trích xuất từ tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------- NGUYỄN THANH THỦY VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO CƯ DÂN NÔNG THÔN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI 2 XÃ Ngành: Xã hội học Mã số: 9 31 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2020 1 Công trình được hoạn thành tại: Khoa Xã hội học Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Bùi Quang Dũng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Có thể tìm đọc luận án tại: 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Điều 9, Hiến pháp năm 1980 quy định rõ ràng về vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội. Từ khi Đổi mới, các văn bản pháp luật, chính sách về các tổ chức chính trị-xã hội (CT- XH) một mặt cho thấy sự thay đổi trong tư duy lý luận của Đảng về vị trí, vai trò của các tổ chức CT-XH trong bối cảnh đất nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện nay, các tổ chức CT-XH còn chứng tỏ vai trò nhiều hơn trong phát triển kinh tế - xã hội bằng việc tham gia bổ sung, hỗ trợ các dịch vụ xã hội cho Chính phủ. Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc điều hành các chương trình tín dụng tại các địa phương và nó thực sự có ý nghĩa khi Ngân hàng Chính sách xã hội bắt đầu giao phó các chương trình tín dụng cho các đoàn thể. Sự tham gia của các tổ chức CT-XH vào những chương trình giảm nghèo một mặt nâng cao hiệu quả của chương trình, mặt khác cũng cho thấy những biến đổi về vai trò nhằm thích ứng với bối cảnh mới của các tổ chức này. Tuy nhiên, do có những hạn chế nhất định mà cho đến hiện nay vai trò các tổ chức CT- XH trong việc đảm bảo an sinh xã hội thường chỉ được ghi nhận ở hợp phần xóa đói giảm nghèo. Trong khi ở các hợp phần khác của hệ thống an sinh xã hội chúng ta vẫn nhận thấy được vai trò của các đoàn thể này mặc dù không được ghi nhận một cách trực tiếp và chính thức. Mặt khác, trong hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay người ta nói nhiều đến thực tế khi nhà nước không thể (hoặc 3 chưa thể) đảm bảo độ bao phủ tới hầu hết cư dân đặc biệt là cư dân ở khu vực nông thôn. Đặt trong bối cảnh đó, nghiên cứu đề tài “Vai trò của các tổ chức CT-XH cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: nghiên cứu trường hợp tại 2 xã” với mong muốn có được những nhìn nhận, đánh giá một cách rõ ràng và cụ thể về vai trò của các tổ chức CT-XH trong thời điểm hiện tại, cách thức mà họ hướng tới đảm bảo an sinh xã hội cho cộng động trong tình hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và biến đổi xã hội hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu vai trò của các tổ chức CT-XH cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn thông qua việc thực hiện triển khai, hỗ trợ các chính sách về thị trường lao động và trợ giúp xã hội trong cộng đồng cư dân nông thôn. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức CT-XH trong bối cảnh hiện nay. Những mục tiêu cụ thể - Tìm hiều vai trò của các tổ chức CT-XH trong việc hỗ trợ triển khai các chính sách thị trường lao động thông qua các hoạt động: hỗ trợ thông tin và tư vấn; đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; hỗ trợ vay vốn; - Tìm hiểu vai trò của các tổ chức CT-XH trong hoạt động trợ giúp xã hội tại địa phương thông qua hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ giúp xã hội đột xuất; - Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hoạt động của các tổ chức này trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của các tổ chức CT-XH cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình tại khu vực nông thôn của các xã nghiên cứu cùng với cán bộ chính quyền, các tổ chức CT-XH và người dân tại hai địa phương trên Phạm vi nghiên cứu: Cuộc nghiên cứu được tiến hành khảo sát tại 4 xã: xã Đại Phúc và xã Ninh Lai (Tuyên Quang) và xã Khánh Lâm và xã Khánh Hòa (Cà Mau) vào năm 2016. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Câu hỏi nghiên cứu - Các tổ chức CT-XH đã thực hiện vai trò trong việc hỗ trợ triển khai các chính sách thị trường lao động như thế nào và gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện? - Các tổ chức CT-XH đã thực hiện vai trò trong việc hỗ trợ triển khai các chính sách trợ giúp xã hội như thế nào và gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện? Giả thuyết nghiên cứu - Các tổ chức CT-XH cấp cơ sở đã tham gia một cách tích cực và giải quyết được nhiều vấn đề trong triển khai chính sách thị trường lao động. - Các tổ chức CT-XH cấp cơ sở đã tham gia một cách tích cực và giải quyết được nhiều vấn đề trong triển khai chính sách trợ giúp xã hội. Phương pháp nghiên cứu 5 (*) Tổng hợp, so sánh và phân tích tài liệu: luận án sử dụng hai nguồn tài liệu thữ cấp và sơ cấp; (*) Phỏng vấn sâu: giúp cung cấp, bổ sung các thông tin mà phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi còn thiếu; (*) Thảo luận nhóm: nhằm cung cấp các thôn tin cụ thể, chi tiết hơn về quan điểm; (*) Phỏng vấn bảng hỏi: cung cấp các số liệu chung về mặt tần suất liên quan tới vấn đề nghiên cứu. (*) Xử lý và phân tích thông tin: gồm thông tin định tính và định ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: