Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xuất bản: Vấn đề đào tạo nhân lực ngành Xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 885.32 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Vấn đề đào tạo nhân lực ngành Xuất bản ở Việt Nam hiện nay" là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nhân lực ngành xuất bản, đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực ngành xuất bản của các cơ sở đào tạo và sử dụng NNL được đào tạo của các cơ sở tuyển dụng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xuất bản: Vấn đề đào tạo nhân lực ngành Xuất bản ở Việt Nam hiện nay BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN LÊ HỒNG QUANG VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành : Xuất bản Mã số : 9320401 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2023 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Thư TS. Phạm Văn Thấu Phản biện 1: PGS, TS. Vũ Trọng Lâm Phản biện 2: PGS, TS. Phạm Minh Tuấn Phản biện 3: PGS, TS. Nguyễn Thắng Lợi Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - Hà Nội Vào hồi 8 giờ 30 ngày 07 tháng 3 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Hồng Quang (tham gia), (2017). MDBR: “Mobile driving behavior recognition using smartphone sensors”, In International Conference on Computational Collective Intelligence (pp. 22-31). Springer, Cham. (ISSN:0302-9743; ISBN:978-3-31967077-5). 2. Lê Hồng Quang (tác giả), (2020) “The factors affecting acceptance of e- learning: a machine learning algorithm approach”, Education Sciences, 10(10), 270. (ISSN: 2227-7102) 3. Lê Hồng Quang (2020), Quản lý chất lượng đào tạo ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở 4. Lê Hồng Quang (2022), “Phát triển nguồn nhân lực ngành xuất bản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số tháng 9, 2022, tr.70- 73, ISSN: 1859- 1485. 5. Lê Hồng Quang (2022), “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay”, Tạp Chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 9, tr203-207, 2022. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, văn hoá ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), phát triển nguồn lực con người. Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển KT-XH, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm gần đây, ngành Xuất bản từng bước đổi mới, tiếp cận khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại và đóng vai trò to lớn trong việc định hướng dư luận xã hội, giáo dục chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; bảo vệ, củng cố và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh chống các tư tưởng, luận điệu sai trái, thù địch; khắc phục những phong tục, tập quán, lối sống lỗi thời, lạc hậu; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tích cực vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Ngành Xuất bản đang thu hút số lượng lớn về lao động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà xuất bản (NXB), các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm trong nước. Ngoài nhu cầu về lao động thông thường, các NXB hiện nay đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao, đó là các lãnh đạo, biên tập viên (BTV) có trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng lao động ngày càng cao trong ngành Xuất bản. NNL được xem là yếu tố cốt lõi, quyết định mọi sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự sáng tạo, chất lượng, mới có thể giúp tổ chức, doanh nghiệp đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh. Đối với lĩnh vực xuất bản, đào tạo NNL có vai trò đặc biệt quan trọng, là giải pháp có tính chiến lược trong sự phát triển của các NXB, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm, các cơ quan thông tin và truyền thông (sau đây gọi chung là NXB, doanh nghiệp), đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển. Hiện nay, công tác đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo và sử dụng NLNXB trong thời gian qua đã được đổi mới và đạt nhiều kết quả, cung cấp cho thị trường lao động ngành Xuất bản NNL có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ năng 2 nghề nghiệp, đáp ứng một phần nhu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên, công tác đào tạo NLNXB còn có những hạn chế nhất định, cả về chất lượng đầu ra, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo... Điều đó đòi hỏi cần nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, kỹ lưỡng về vấn đề đào tạo NLNXB, nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần định hướng các giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo NLNXB trong thời gian tới. Với những lý do trên, tôi chọn “Vấn đề đào tạo nhân lực ngành xuất bản ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ ngành Xuất bản. 2. Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo NLNXB, đánh giá thực trạng đào tạo NLNXB của các cơ sở đào tạo và sử dụng NNL được đào tạo của các cơ sở tuyển dụng, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo NLNXB ở Việt Nam trong xu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: