Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 473.33 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV; xác định mô hình bệnh tật và mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV; xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp bảo vệ sức khoẻ người chuyên canh chè phù hợp với điều kiện thực tế của Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN --------------***--------------- NGUYỄN TUẤN KHANH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Vệ sinh học xã hội và Tổ chức Y tế Mã số: 62 72 73 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2010 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Văn Hàm 2. GS.TSKH. Nguyễn Văn Dịp Phản biện 1: ……………………………………………. Phản biện 2: ……………………………………………. Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường đại học Y Dược Thái Nguyên Vào hồi ….. giờ … ngày …tháng …năm 2010. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên - Thư viện trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là một thực tế khách quan và là một yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới do ảnh hưởng của HCBVTV ước có khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm trong đó khoảng 3 triệu người bị nhiễm độc cấp tính nặng và 220 nghìn người tử vong mỗi năm. Thực trạng nhiễm độc HCBVTV tại Việt Nam vẫn nghiêm trọng. Theo Hà Minh Trung và cộng sự cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, với tỷ lệ nhiễm độc HCBVTV mạn tính là 18,26 % thì số người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước lên tới 2,1 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng lạm dụng và sử dụng bừa bãi HCBVTV, 98,0 % lạm dụng hoặc pha đặc hơn so với hướng dẫn trên bao bì 2-3 lần, có 84,17 % đến 93,23 % không sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi phun. Sử dụng HCBVTV trong canh tác chè đứng hàng đầu cả về số lượng và số lần phun. Thái Nguyên có diện tích chè lớn với gần 16.000 ha, nhiều khu vực canh tác chè thuộc vùng sâu, vùng khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội còn chưa phát triển, trình độ học vấn còn thấp. Kiến thức, thực hành về việc sử dụng HCBVTV còn hạn chế, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Để góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ cho người nông dân chuyên canh chè và xây dựng mô hình can thiệp phù hợp điều kiện thực tế nơi đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV. 2. Xác định mô hình bệnh tật và mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV. 3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp bảo vệ sức khoẻ người chuyên canh chè phù hợp với điều kiện thực tế của Thái Nguyên. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU HCBVTV được sử dụng phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới, giá trị doanh thu của HCBVTV đã vượt quá 30 tỷ USD từ năm 2005. 1.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV và kiến thức, thái độ, thực hành của người nông dân thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV 1.1.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV HCBVTV đã có từ xa xưa đến cuối thế kỷ 19 các HCBVTV được sử dụng rộng rãi, nhưng biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960 HCBVTV hữu cơ ra đời, biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện. Giai đoạn 1960 - 1980 do lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Từ những năm 1980 đến nay vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn. Tại Việt Nam HCBVTV được sử dụng từ năm 1957, giai đoạn từ 1957-1990 thời kỳ bao cấp, việc nhập khẩu quản lý và phân phối HCBVTV hoàn toàn do nhà nước thực hiện. Lượng HCBVTV dùng không nhiều, khoảng 15.000 tấn thành phẩm/năm. Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi trường hay có độ độc cao. Giai đoạn từ 1990 đến nay nền kinh tế thị trường, nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời. Lượng HCBVTV sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. 1.1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người tiếp xúc HCBVTV Các nghiên cứu chỉ ra tình hình sử dụng, bảo quản HCBVTV không an toàn, việc tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động kém. Phần lớn nông dân thiếu trình độ hiểu biết, thiếu kiến thức, thái độ coi thường chất độc và thực hành kém. 3 1.2. Ảnh hưởng của HCBVTV và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khoẻ của người nông dân Nguy cơ ô nhiễm môi trường: Kết quả nghiên cứu HCBVTV ở một số địa phương cho thấy: dư lượng HCBVTV trong đất, nước và thực phẩm đang ở mức báo động và có nguy cơ gia tăng. Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người bao gồm nhiễm độc cấp và mạn tính. 1.3. Một số mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe người tiếp xúc với HCBVTV đã triển khai tại Việt Nam. Ở nước ta, các đề tài can thiệp còn rất ít đặc biệt là ở các khu vực miền núi, trung du như ở Thái Nguyên. Một số nghiên cứu can thiệp đã triển khai ở một số vùng tại Việt Nam: Đề tài 11-08 của bộ NN & PTNN phối hợp Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng đã được tiến hành từ năm 1996 đến năm 2000. Năm 2002 Bùi Thanh Tâm và CS đã nghiên cứu mô hình cộng đồng sử dụng an toàn HCBVTV tại một huyện đồng bằng và một huyện miền núi phía Bắc. Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu về sức khỏe người lao động nông nghiệp song vẫn chỉ ở mức thăm dò, thử nghiệm. Ch ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá ảnh hưởng của sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đến sức khoẻ người chuyên canh chè tại Thái Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN --------------***--------------- NGUYỄN TUẤN KHANH ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP Chuyên ngành: Vệ sinh học xã hội và Tổ chức Y tế Mã số: 62 72 73 15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2010 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Văn Hàm 2. GS.TSKH. Nguyễn Văn Dịp Phản biện 1: ……………………………………………. Phản biện 2: ……………………………………………. Phản biện 3: ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường đại học Y Dược Thái Nguyên Vào hồi ….. giờ … ngày …tháng …năm 2010. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên - Thư viện trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việc sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là một thực tế khách quan và là một yêu cầu không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới do ảnh hưởng của HCBVTV ước có khoảng 39 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm trong đó khoảng 3 triệu người bị nhiễm độc cấp tính nặng và 220 nghìn người tử vong mỗi năm. Thực trạng nhiễm độc HCBVTV tại Việt Nam vẫn nghiêm trọng. Theo Hà Minh Trung và cộng sự cả nước hiện có 11,5 triệu hộ nông nghiệp, với tỷ lệ nhiễm độc HCBVTV mạn tính là 18,26 % thì số người bị nhiễm độc mạn tính trong cả nước lên tới 2,1 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu do tình trạng lạm dụng và sử dụng bừa bãi HCBVTV, 98,0 % lạm dụng hoặc pha đặc hơn so với hướng dẫn trên bao bì 2-3 lần, có 84,17 % đến 93,23 % không sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi phun. Sử dụng HCBVTV trong canh tác chè đứng hàng đầu cả về số lượng và số lần phun. Thái Nguyên có diện tích chè lớn với gần 16.000 ha, nhiều khu vực canh tác chè thuộc vùng sâu, vùng khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội còn chưa phát triển, trình độ học vấn còn thấp. Kiến thức, thực hành về việc sử dụng HCBVTV còn hạn chế, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Để góp phần vào việc chăm sóc sức khoẻ cho người nông dân chuyên canh chè và xây dựng mô hình can thiệp phù hợp điều kiện thực tế nơi đây chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV. 2. Xác định mô hình bệnh tật và mô tả một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ của người chuyên canh chè tiếp xúc với HCBVTV. 3. Xây dựng và đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp bảo vệ sức khoẻ người chuyên canh chè phù hợp với điều kiện thực tế của Thái Nguyên. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU HCBVTV được sử dụng phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới, giá trị doanh thu của HCBVTV đã vượt quá 30 tỷ USD từ năm 2005. 1.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV và kiến thức, thái độ, thực hành của người nông dân thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV 1.1.1. Thực trạng sử dụng HCBVTV HCBVTV đã có từ xa xưa đến cuối thế kỷ 19 các HCBVTV được sử dụng rộng rãi, nhưng biện pháp hoá học lúc này vẫn chưa có vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp. Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960 HCBVTV hữu cơ ra đời, biện pháp hoá học bị khai thác ở mức tối đa, những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra cho con người và môi trường được phát hiện. Giai đoạn 1960 - 1980 do lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Từ những năm 1980 đến nay vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn. Tại Việt Nam HCBVTV được sử dụng từ năm 1957, giai đoạn từ 1957-1990 thời kỳ bao cấp, việc nhập khẩu quản lý và phân phối HCBVTV hoàn toàn do nhà nước thực hiện. Lượng HCBVTV dùng không nhiều, khoảng 15.000 tấn thành phẩm/năm. Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi trường hay có độ độc cao. Giai đoạn từ 1990 đến nay nền kinh tế thị trường, nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời. Lượng HCBVTV sử dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. 1.1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người tiếp xúc HCBVTV Các nghiên cứu chỉ ra tình hình sử dụng, bảo quản HCBVTV không an toàn, việc tuân thủ các biện pháp bảo hộ lao động kém. Phần lớn nông dân thiếu trình độ hiểu biết, thiếu kiến thức, thái độ coi thường chất độc và thực hành kém. 3 1.2. Ảnh hưởng của HCBVTV và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khoẻ của người nông dân Nguy cơ ô nhiễm môi trường: Kết quả nghiên cứu HCBVTV ở một số địa phương cho thấy: dư lượng HCBVTV trong đất, nước và thực phẩm đang ở mức báo động và có nguy cơ gia tăng. Ảnh hưởng của HCBVTV đến sức khỏe con người bao gồm nhiễm độc cấp và mạn tính. 1.3. Một số mô hình can thiệp bảo vệ sức khỏe người tiếp xúc với HCBVTV đã triển khai tại Việt Nam. Ở nước ta, các đề tài can thiệp còn rất ít đặc biệt là ở các khu vực miền núi, trung du như ở Thái Nguyên. Một số nghiên cứu can thiệp đã triển khai ở một số vùng tại Việt Nam: Đề tài 11-08 của bộ NN & PTNN phối hợp Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng đã được tiến hành từ năm 1996 đến năm 2000. Năm 2002 Bùi Thanh Tâm và CS đã nghiên cứu mô hình cộng đồng sử dụng an toàn HCBVTV tại một huyện đồng bằng và một huyện miền núi phía Bắc. Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu về sức khỏe người lao động nông nghiệp song vẫn chỉ ở mức thăm dò, thử nghiệm. Ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án tiến sĩ Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học Sử dụng hoá chất Sức khoẻ người chuyên canh chè Hoá chất bảo vệ thực vật Luận án Y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 413 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 376 1 0 -
206 trang 299 2 0
-
174 trang 297 0 0
-
228 trang 260 0 0
-
32 trang 211 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 208 0 0 -
208 trang 199 0 0
-
27 trang 180 0 0
-
124 trang 173 0 0