Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới của phương pháp nhĩ châm
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 410.74 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới của phương pháp nhĩ châm" được nghiên cứu với mục tiêu là: Xác định các vùng giảm cảm giác đau ngoài da ở đầu mặt (theo khoanh tủy và vùng da của các nhánh V1, V2, V3) khi châm các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm, Thượng thận trên người tình nguyện khoẻ mạnh; Xác định tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp nhĩ châm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới của phương pháp nhĩ châm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---oOo--- BÙI PHẠM MINH MẪN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM Ngành: Y học cổ truyền Mã số: 9720115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Thị Diệu Thường Phản biện 1: ………………………………………… Phản biện 2 …………………………………………. Phản biện 3: ………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại ................................................................................... vào hồi …… giờ ……. ngày …….. tháng …….. năm ……. Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp - Thư viện Đại học 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng có tần suất mọc ngầm, mọc kẹt cao nhất và hầu như không thể mọc về vị trí chức năng bình thường. Phẫu thuật nhổ răng khôn là phương pháp tối ưu nhất để điều trị tình trạng răng khôn mọc ngầm, ngay cả khi chưa có biểu hiện đau. Sau khi phẫu thuật răng khôn, sưng và đau là hai than phiều nhiều nhất và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc tìm kiếm phương pháp giảm đau không dùng thuốc, hạn chế tác dụng không mong muốn là điều cần thiết, đặc biệt đối với những người bệnh có chống chỉ định với các loại thuốc giảm đau. Châm cứu vốn được biết đến là một phương pháp không dùng thuốc có thể giảm đau hiệu quả, ít tác dụng phụ và an toàn cho người bệnh. Trong đó, nhĩ châm là một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất để kiểm soát đau, cũng như được sử dụng để giảm đau ở nhiều vùng cơ thể khác nhau. Đối với vùng răng hàm mặt, nhĩ châm cũng đã được bắt đầu ứng dụng để giảm đau trong một số công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, còn ít đề tài sử dụng phương pháp nhĩ châm để giảm đau cho các người bệnh sau khi phẫu thuật răng khôn. Bước đầu nghiên cứu, chúng tôi chọn răng khôn hàm dưới vì tỉ lệ xuất hiện cao hơn (82,5%) cũng như đồng nhất và mẫu nghiên cứu để tăng độ chính xác cho đề tài. Trong bản đồ nhĩ châm của Tổ chức Y tế thế giới, có 2 huyệt đã được đặt tên cũng như ghi nhận tác dụng chức năng đối với vùng răng hàm mặt là huyệt Răng và huyệt Hàm. Tham 2 khảo thêm các công trình nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy huyệt Nhĩ Thần môn, huyệt Giao cảm, huyệt Thượng thận ở loa tai được sử dụng trong hầu hết các bệnh lý do có hiệu quả trên hệ thần kinh tự chủ. Dựa trên các lý luận về tăng ngưỡng đau và sự tương quan các huyệt ở loa tai và các vùng tương ứng, đề tài chọn công thức huyệt gồm: Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm và Thượng thận. Câu hỏi nghiên cứu: Nhĩ châm các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm và Thượng thận ở loa tai cùng bên có đem lại hiệu quả giảm đau cho người bệnh sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới hay không? Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định các vùng giảm cảm giác đau ngoài da ở đầu mặt (theo khoanh tủy và vùng da của các nhánh V1, V2, V3) khi châm các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm, Thượng thận trên người tình nguyện khoẻ mạnh. 2. Đánh giá tác dụng giảm đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới của phương pháp nhĩ châm các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm, Thượng thận thông qua sự thay đổi điểm VAS (Visual Analog Scale) và nhu cầu sử dụng paracetamol. 3. Xác định tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp nhĩ châm. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nhĩ châm trong giảm đau vùng răng hàm mặt Theo YHHĐ, cơ sở của liệu pháp được biết thông qua các giả thuyết bao gồm: phôi thai học, thuyết con người thu nhỏ, thuyết phản xạ thần kinh, thuyết phản xạ Delta. Theo YHCT, loa tai có liên quan mật thiết với nhiều đường kinh lạc toàn thân. Cụ thể, 6 đường chính kinh dương đều tuần hoàn qua tai, 6 đường chính kinh âm tuy không trực tiếp đi qua tai nhưng do các đường lạc hoặc kinh biệt của các kinh âm đều nối với các đường kinh dương nên cũng đều có quan hệ gián tiếp với tai. Như vậy, tác động đến loa tai có khả năng tác động đến hệ thống kinh lạc toàn thân. 1.1.1. Tác dụng giảm đau trên thực nghiệm Nghiên cứu của Oleson cho thấy rằng tác dụng giảm đau của nhĩ châm được gây ra bằng cách kích hoạt con đường ức chế đau của thân não. Ứng dụng châm cứu có thể kích hoạt con đường ức chế cơn đau dọc theo mặt lưng của tủy sống, nơi chứa các tế bào sừng sau, có tác dụng giảm đau. Việc kích thích não sâu bằng nhĩ châm cũng có thể kích hoạt các vùng tương tự trong vùng dưới đồi để tạo ra tác dụng giảm đau. Tác dụng giảm đau do kích thích này làm tăng nồng độ beta endorphin và có thể bị chặn lại bởi naloxon ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới của phương pháp nhĩ châm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---oOo--- BÙI PHẠM MINH MẪN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI CỦA PHƯƠNG PHÁP NHĨ CHÂM Ngành: Y học cổ truyền Mã số: 9720115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Thị Diệu Thường Phản biện 1: ………………………………………… Phản biện 2 …………………………………………. Phản biện 3: ………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại ................................................................................... vào hồi …… giờ ……. ngày …….. tháng …….. năm ……. Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp - Thư viện Đại học 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là răng có tần suất mọc ngầm, mọc kẹt cao nhất và hầu như không thể mọc về vị trí chức năng bình thường. Phẫu thuật nhổ răng khôn là phương pháp tối ưu nhất để điều trị tình trạng răng khôn mọc ngầm, ngay cả khi chưa có biểu hiện đau. Sau khi phẫu thuật răng khôn, sưng và đau là hai than phiều nhiều nhất và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc tìm kiếm phương pháp giảm đau không dùng thuốc, hạn chế tác dụng không mong muốn là điều cần thiết, đặc biệt đối với những người bệnh có chống chỉ định với các loại thuốc giảm đau. Châm cứu vốn được biết đến là một phương pháp không dùng thuốc có thể giảm đau hiệu quả, ít tác dụng phụ và an toàn cho người bệnh. Trong đó, nhĩ châm là một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất để kiểm soát đau, cũng như được sử dụng để giảm đau ở nhiều vùng cơ thể khác nhau. Đối với vùng răng hàm mặt, nhĩ châm cũng đã được bắt đầu ứng dụng để giảm đau trong một số công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, còn ít đề tài sử dụng phương pháp nhĩ châm để giảm đau cho các người bệnh sau khi phẫu thuật răng khôn. Bước đầu nghiên cứu, chúng tôi chọn răng khôn hàm dưới vì tỉ lệ xuất hiện cao hơn (82,5%) cũng như đồng nhất và mẫu nghiên cứu để tăng độ chính xác cho đề tài. Trong bản đồ nhĩ châm của Tổ chức Y tế thế giới, có 2 huyệt đã được đặt tên cũng như ghi nhận tác dụng chức năng đối với vùng răng hàm mặt là huyệt Răng và huyệt Hàm. Tham 2 khảo thêm các công trình nghiên cứu trên thế giới, có thể thấy huyệt Nhĩ Thần môn, huyệt Giao cảm, huyệt Thượng thận ở loa tai được sử dụng trong hầu hết các bệnh lý do có hiệu quả trên hệ thần kinh tự chủ. Dựa trên các lý luận về tăng ngưỡng đau và sự tương quan các huyệt ở loa tai và các vùng tương ứng, đề tài chọn công thức huyệt gồm: Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm và Thượng thận. Câu hỏi nghiên cứu: Nhĩ châm các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm và Thượng thận ở loa tai cùng bên có đem lại hiệu quả giảm đau cho người bệnh sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới hay không? Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định các vùng giảm cảm giác đau ngoài da ở đầu mặt (theo khoanh tủy và vùng da của các nhánh V1, V2, V3) khi châm các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm, Thượng thận trên người tình nguyện khoẻ mạnh. 2. Đánh giá tác dụng giảm đau sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới của phương pháp nhĩ châm các huyệt Nhĩ Thần môn, Giao cảm, Răng, Hàm, Thượng thận thông qua sự thay đổi điểm VAS (Visual Analog Scale) và nhu cầu sử dụng paracetamol. 3. Xác định tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp nhĩ châm. 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nhĩ châm trong giảm đau vùng răng hàm mặt Theo YHHĐ, cơ sở của liệu pháp được biết thông qua các giả thuyết bao gồm: phôi thai học, thuyết con người thu nhỏ, thuyết phản xạ thần kinh, thuyết phản xạ Delta. Theo YHCT, loa tai có liên quan mật thiết với nhiều đường kinh lạc toàn thân. Cụ thể, 6 đường chính kinh dương đều tuần hoàn qua tai, 6 đường chính kinh âm tuy không trực tiếp đi qua tai nhưng do các đường lạc hoặc kinh biệt của các kinh âm đều nối với các đường kinh dương nên cũng đều có quan hệ gián tiếp với tai. Như vậy, tác động đến loa tai có khả năng tác động đến hệ thống kinh lạc toàn thân. 1.1.1. Tác dụng giảm đau trên thực nghiệm Nghiên cứu của Oleson cho thấy rằng tác dụng giảm đau của nhĩ châm được gây ra bằng cách kích hoạt con đường ức chế đau của thân não. Ứng dụng châm cứu có thể kích hoạt con đường ức chế cơn đau dọc theo mặt lưng của tủy sống, nơi chứa các tế bào sừng sau, có tác dụng giảm đau. Việc kích thích não sâu bằng nhĩ châm cũng có thể kích hoạt các vùng tương tự trong vùng dưới đồi để tạo ra tác dụng giảm đau. Tác dụng giảm đau do kích thích này làm tăng nồng độ beta endorphin và có thể bị chặn lại bởi naloxon ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Y học Phẫu thuật răng khôn hàm dưới Phẫu thuật nhổ răng khôn Phương pháp nhĩ châm Điều trị răng khôn mọc ngầmGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 431 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
267 trang 385 1 0 -
174 trang 336 0 0
-
206 trang 305 2 0
-
228 trang 272 0 0
-
32 trang 230 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 226 0 0 -
208 trang 219 0 0
-
27 trang 199 0 0
-
27 trang 189 0 0