Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị bướu đại bào đầu dưới xương quay bằng cắt rộng bướu, ghép chỏm xương mác tự thân và tái tạo dây chằng quay trụ dưới

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 796.21 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Điều trị bướu đại bào đầu dưới xương quay bằng cắt rộng bướu, ghép chỏm xương mác tự thân và tái tạo dây chằng quay trụ dưới" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định kết quả điều trị về ung bướu học của phẫu thuật cắt rộng BĐB đầu dưới xương quay; Xác định kết quả điều trị BĐB đầu dưới xương quay về tạo hình và chỉnh hình; Xác định tỉ lệ các biến chứng trong và sau điều trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Điều trị bướu đại bào đầu dưới xương quay bằng cắt rộng bướu, ghép chỏm xương mác tự thân và tái tạo dây chằng quay trụ dưới BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------------------------- ĐIỀU TRỊ BƯỚU ĐẠI BÀO ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG CẮT RỘNG BƯỚU, GHÉP CHỎM XƯƠNG MÁC TỰ THÂN VÀ TÁI TẠO DÂY CHẰNG QUAY TRỤ DƯỚI Ngành: Chấn thương chỉnh hình và tạo hình Mã số: 62720129 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y/DƯỢC HỌC Công trình được hoàn thành tại Người hướng dẫn khoa học: Phản biện 1: …………………………………………… Phản biện 2 ……………………………………………… Phản biện 3: …………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM - Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Các tác giả (2008), “Đánh giá kết quả điều trị bướu đại bào xương ở tứ chi bằng phẫu thuật cắt - nạo bướu + ghép xương + xi măng”, Kỷ yếu Hội nghị thường niên kết hợp: Lần thứ XV Hội Chấn thương Chỉnh hình và lần thứ XIV Hội Chỉnh hình Nhi, Y học TP.Hồ Chí Minh, tr 97-109. 2. Các tác giả (2021), “Kết quả chức năng sau cắt đoạn xương mang bướu và ghép chỏm xương mác tự thân không có cuống mạch máu kèm tái tạo dây chằng quay trụ dưới trong điều trị bướu đại bào đầu dưới xương quay”, Tạp chí Y học Việt Nam Tập 500 số 2 (tháng 3/2021), tr.233-238. 3. Các tác giả (2021), “Kết quả ung bướu sau điều trị bướu đại bào đầu dưới xương quay bằng phương pháp cắt đoạn xương mang bướu và ghép chỏm xương mác tự thân không có cuống mạch máu kèm tái tạo dây chằng quay trụ dưới”, Tạp chí Y học Việt Nam , Tập 500 số 2 (tháng 3/2021), tr.249-253. 4. Các tác giả (2021), “Nghiên cứu kích thước và lực cơ gan tay dài ở người Việt Nam trưởng thành”, Tạp chí Y Dược học, số 23 (tháng 6/2021), tr.14-20. 5. Các tác giả (2021), “Ghép chỏm xương bàn chân sau phẫu thuật cắt bướu đại bào xương ở xương bàn tay - Nhân một trường hợp”, Tạp chí Y Dược học, số 23 (tháng 6/2021), tr. 113-117. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Lý do và tính cần thiết của nghiên cứu Bướu đại bào vùng đầu dưới xương quay chiếm khoảng 10%, là vị trí phổ biến thứ 3 sau đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Hiện nay, điều trị bướu đại bào (BĐB) đầu dưới xương quay vẫn còn là một thách thức vì yêu cầu phải lấy hết bướu nhưng vẫn giữ tối đa chức năng chi. Trong khi đó, bướu thường phát hiện trễ, mô mềm xung quanh ít, gần đầu dưới xương trụ, các xương cổ tay và các cấu trúc thần kinh, mạch máu, gân và bướu hay phá vỡ vỏ xương ra bên ngoài. Do nạo bướu kèm ghép xương có tỉ lệ tái phát cao từ 25% - 80%, vì vậy cần phải mở rộng bờ nạo bằng máy mài cao tốc kết hợp với các phương pháp điều trị hỗ trợ (nitrogen lỏng, phenol, xi măng…). Bên cạnh đó, BĐB đầu dưới xương quay hay tái phát tại chỗ và tỉ lệ di căn phổi cao hơn so với bướu ở các vị trí khác. Hầu hết các nghiên cứu hiện nay cho rằng các bướu có Xquang độ I, II theo phân độ của Campanacci có thể nạo bướu. Cắt rộng bướu vùng đầu dưới xương quay kèm tái tạo khuyết hổng xương được cân nhắc cho bướu có Xquang độ III. Có nhiều phương pháp tái tạo khuyết hổng xương như ghép xương chày, ghép xương mào chậu, ghép xương trụ cùng bên, ghép xương đồng loại, thay khớp nhân tạo, ghép thân và chỏm xương mác tự thân có hoặc không có cuống mạch máu. Trong đó, ghép thân và chỏm xương mác tự thân có hoặc không có cuống mạch máu được sử dụng rộng rãi. Phương pháp ghép thân và chỏm xương mác tự thân có cuống mạch máu giúp xương ghép liền nhanh nhưng cần phải lấy đoạn xương ghép dài, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kỹ thuật vi phẫu và thời gian 2 phẫu thuật kéo dài. Tại Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về BĐBX, nhưng chỉ có công trình của Đoàn Long Vân, Lê Chí Dũng, Nguyễn Văn Thắng báo cáo về phương pháp - kết quả điều trị BĐB đầu dưới xương quay. Trong đó, kết quả chức năng cổ tay của nhóm cắt rộng bướu và ghép xương là rất hạn chế. Một trong những biến chứng hay gặp khi ghép thân và chỏm xương mác tự thân trong điều trị BĐB đầu dưới xương quay là trật hoặc bán trật khớp cổ tay và nguyên nhân là do mất vững khớp cổ tay. Nhiều nghiên cứu cho thấy phức hợp sụn sợi tam giác (PHSSTG) đóng vai trò quan trọng trong giữ vững cổ tay với cẳng tay. Sấp ngửa cổ tay thông qua sấp ngửa cẳng tay là quan trọng trong hầu hết các hoạt động hàng ngày. Cẳng tay bị giới hạn sấp ngửa là một trở ngại thực sự, hầu hết là do mất vững khớp quay trụ dưới nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu cơ sinh học cho thấy dây chằng quay trụ dưới (DCQTD) là thành phần của PHSSTG có vai trò giữ vững chính của khớp quay trụ dưới. Như vậy, để ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: