Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Gánh nặng bệnh tật ở tỉnh Đắk Lắk năm 2015

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 304.63 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận án là xác định số năm sống bị mất do tử vong sớm (YLL) năm 2015 của người dân Đắk Lắk. Xác định số năm sống khỏe mạnh bị mất do bệnh tật (YLD) năm 2015 của người dân Đắk Lắk. Xác định tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong (DALY) năm 2015 của tỉnh Đắk Lắk theo nguyên nhân, nhóm tuổi, giới tính, nhóm dân tộc và vùng kinh tế xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Gánh nặng bệnh tật ở tỉnh Đắk Lắk năm 2015BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHÂU ĐƯƠNG GÁNH NẶNG BỆNH TẬT Ở TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2015 Ngành: Dịch tễ học Mã số: 62720117 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP Hồ Chí Minh - Năm 2019Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đỗ Nguyên PGS. TS. Trần Thiện ThuầnPhản biện 1: ..............................................................................Phản biện 2: ..............................................................................Phản biện 3: ..............................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấptrường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minhvào hồi ……..giờ……….ngày…….tháng……..năm ……….Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM - Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM 11. Giới thiệu luận án1.1. Lý do và tính cấp thiết của nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật là những tổn thất về sức khỏe, tinh thần,vật chất và xã hội; nó ảnh hưởng đến chất lượng sống của con ngườivà tình hình phát triển kinh tế xã hội, chứ không đơn thuần là chi phímà cá nhân, gia đình và xã hội phải chi trả cho các dịch vụ chăm sócsức khỏe [27]. Trước đây, việc đánh giá gánh nặng bệnh tật chỉ dựavào các chỉ số như: tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mới mắc, số chết/mắc, tỷ lệ tửvong; nhưng các chỉ số này không phản ánh chính xác mức độ ảnhhưởng cũng như tính nghiêm trọng của từng bệnh lên sức khỏe; đồngthời các nhà quản lý thường chú ý đến số liệu tử vong, những bệnh cótỷ lệ tử vong cao thường được quan tâm nhiều hơn [61]. Tuy nhiên, bệnh tật cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượngcuộc sống và tình hình kinh tế xã hội. Hơn nữa, trong thế giới hiệnđại, các bệnh liên quan đến lối sống và do thoái hóa đã dần thay thếcho các bệnh nhiễm trùng và trở thành nguyên nhân chính gây nênbệnh tật và tử vong. Sự dịch chuyển dịch tễ này diễn ra rất nhanh ởcác nước phát triển, các chỉ số về tử vong hoặc trạng thái sức khỏeđơn thuần không phản ánh đầy đủ bức tranh toàn cảnh về sức khỏecủa cộng đồng, do đó năm 1991, theo đề nghị của Ngân hàng Thếgiới, các nhà khoa học đã đã xây dựng một phương pháp đo lường cảtác động của tử vong và bệnh tật lên sức khỏe bằng chỉ số DALY(Disability- Adjusted Life Years), được gọi là phương pháp nghiêncứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 1990 (GBD-1990) [51]. 2 Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực Tây Nguyên, có47 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 67%, dân tộcÊ đê chiếm 17%, còn lại là các dân tộc khác [23]. Đắk Lắk có nền vănhóa đa dạng và phong phú tuy nhiên vẫn còn nhiều hủ tục, tập quánlạc hậu, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao(năm 2015 là 10%) [5]; khả năng tự chăm sóc sức khoẻ còn hạn chếdo thiếu kiến thức; cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế còn thấp, do đó đãảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sức khoẻ và bệnh tật. Hơn nữa, chođến nay việc đánh giá gánh nặng bệnh tật ở Đắk Lắk chủ yếu dựa vàocác báo cáo thống kê hàng năm của ngành y tế, chưa có một nghiêncứu nào đi sâu đánh giá gánh nặng bệnh tật bằng phương pháp DALY.1.2. Mục tiêu nghiên cứu1. Xác định số năm sống bị mất do tử vong sớm (YLL) năm 2015 củangười dân Đắk Lắk.2. Xác định số năm sống khỏe mạnh bị mất do bệnh tật (YLD) năm2015 của người dân Đắk Lắk.3. Xác định tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong (DALY) năm 2015của tỉnh Đắk Lắk theo nguyên nhân, nhóm tuổi, giới tính, nhóm dântộc và vùng kinh tế xã hội.4. Xác định mười nguyên nhân dẫn đầu của DALY năm 2015 củangười dân Đắk Lắk.1.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành ở tỉnh Đắk Lắk, sử dụngphương pháp nghiên cứu gánh nặng bệnh tật 2010 để tính toán các chỉsố YLL, YLD và tổng DALY của Đắk Lắk. 31.4. Những đóng góp mới của nghiên cứu về lý luận và thực tiễn Đây là một trong những đề tài đầu tiên ở Việt Nam sử dụngphương pháp nghiên cứu GBD- 2010 của WHO để đo lường gánhnặng bệnh tật và tử vong của một địa phương. Với phương pháp tínhtoán đơn giản, xử lý được vấn đề đồng bệnh tật, do đó phản ảnh kháchính xác gánh nặng bệnh tật và tử vong; đồng thời cung cấp cho cácnhà quản lý y tế có cái nhìn tổng thể về bức tranh bệnh tật của ĐắkLắk, trên cơ sở đó lựa chọn các vấn đề sức khỏe ưu tiên để phân bốnguồn lực hợp lý, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc canthiệp để làm giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong cho cộng đồng.Đây cũng là đề tài đầu tiên sử dụng nguồn số liệu nghiên cứu dịch tễhọc để đo lường gánh nặng bệnh tật và tử vong; nguồn số liệu đượctiến hành thu thập một cách khoa học và rất công phu; sử dụngphương pháp điều chỉnh theo trọng số mẫu để ước tính tỷ lệ mắc bệnhcho cả cộng đồng, do đó phản ảnh khá đầy đủ và chính xác tình hìnhbệnh tật và tử vong của cộng đồng dân cư tỉnh Đắk Lắk.1.5. Bố cục của luận án Luận án gồm có 142 trang, phần mở đầu 4 trang; Chương 1:Tổng quan tài liệu 45 trang; Chương 2: Đối tượng và phương phápnghiên cứu 20 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 39 trang; Chương4: Bàn luận 34 trang; Kết luận và kiến nghị 2 trang;2. Tổng quan tài liệu2.1. Khái quát về phương pháp DALY Phương pháp dùng chỉ số DALY (hay gọi tắt là phương phápDALY) để đo lường gánh nặng bệnh tật, lần đầu tiên được đề cập trong 4báo cáo phát triển toàn cầu của Ngân hàng thế giới vào năm 1993 [45],[51]. Kể từ đó đến nay, phương pháp này được thường xuyên sử dụngtrong ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: