Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Hội chứng thực bào máu kèm nhiễm EPSTEIN-BARR virus tại bệnh viện nhi đồng 1

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 745.23 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của luận án nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân TBM-EBV. Xác định kết quả điều trị giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì. Xác định mối liên quan giữa tải lượng EBV và đáp ứng điều trị 8 tuần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Hội chứng thực bào máu kèm nhiễm EPSTEIN-BARR virus tại bệnh viện nhi đồng 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ BÍCH LIÊN HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU KÈM NHIỄM EPSTEIN-BARR VIRUS TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NGÀNH: NHI KHOA MÃ SỐ: 62720135 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2018Công trình được hoàn thành tại:Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhNgười hướng dẫn khoa học:1. PGS.TS. LÂM THỊ MỸ2. PGS.TS. LÊ THỊ NGỌC DUNGPhản biện 1: PGS. TS. NGUYỄN DUY THĂNG ............................................................................................................................................Phản biện 2: PGS. TS. TRẦN THỊ MỘNG HIỆP ............................................................................................................................................Phản biện 3: PGS. TS. CAO NGỌC NGA .......................................................................................................................................................Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trườnghọp tại Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhVào lúc …………ngày …… tháng ……. năm 2018.Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh - Thư viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 1 1. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1.1. Lý do và tính cần thiết của nghiên cứu Hội chứng Thực Bào Máu (HCTBM) là một hội chứng hiếmgặp, diễn tiến thường nguy kịch và tử vong cao ở trẻ em. Bệnh xảy rado đột biến gen hoặc thứ phát sau một số bệnh lý như nhiễm trùng,ác tính hay tự miễn. Ở trẻ em, HCTBM liên quan đến nhiễm trùng làthường gặp nhất, trong đó Epstein-Barr Virus (EBV) là tác nhân phổbiến được y văn thế giới ghi nhận. Với phác đồ điều trị do Hội môbào Thế giới kiến nghị HLH-1994, HLH-2004 tử vong bệnh nhânTBM kèm nhiễm EBV (TBM-EBV) đã được cải thiện nhiều, tuy vậynhiều công thức điều trị vẫn đang được nghiên cứu nhằm cải thiệnhơn nữa. Nghiên cứu tại Bệnh viện Việt Nam ghi nhận TBM-EBVchiếm tỉ lệ cao nhất trong số TBM trẻ em và tỉ lệ tử vong có thể đến50%. Tuy vậy vẫn còn rất ít nghiên cứu tập trung vào nhóm bệnhnhân này ở các trung tâm Việt Nam.1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân TBM-EBV. 2. Xác định kết quả điều trị giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì. 3. Xác định mối liên quan giữa tải lượng EBV và đáp ứng điều trị 8 tuần. 4. Xác định các yếu tố tiên lượng tử vong sớm. 21.3. Những đóng góp mới của nghiên cứu về mặt lý luận và thựctiễn Là nghiên cứu đầu tiên khảo sát mô hình 3 cytokine gồmInterleukine- 6 (IL-6), Interleukin -10 (IL-10) và Interferron gamma(IFN –γ) trước điều trị ở bệnh nhân TBM-EBV. Nghiên cứu đầu tiên đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân TBM-EBV dựa trên phác đồ Hội Mô bào thế giới HLH-2004 và bước đầusử dụng Rituximab có điều chỉnh theo thực tế Việt Nam. Nghiên cứu TBM- EBV ở trẻ em có theo dõi động học tải lượngEBV trước và sau điều trị dựa trên khảo sát EBV-DNA trong huyếtthanh và xác định có sự liên quan giữa tải lượng EBV với kết quảđiều trị 8 tuần đầu, đặc biệt ở thời điểm tuần 2 sau điều trị. Nghiên cứu xác định hai yếu tố độc lập tiên lượng tử vong sớm(8 tuần) là nồng độ Albumin và IL-10 trong máu, từ đó xây dựngcông thức tính xác suất sống còn 8 tuần cho bệnh nhân TBM-EBV.1.4. Bố cục của luận án Luận án có 136 trang: mở đầu 3 trang, tổng quan tài liệu 38trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16 trang, kết quả nghiêncứu 29 trang, bàn luận 47 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. Luậnán có 42 bảng, 13 hình và 257 tài liệu tham khảo trong đó 21 tài liệutiếng Việt, 236 tài liệu tiếng Anh, 61 tài liệu mới trong 5 năm chiếm23,7% toàn bộ tài liệu tham khảo. 3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 EBV và nhiễm trùng EBV EBV là thuộc họ virus Herpesviridae có khả năng gây nhiễmtrùng tiềm tàng suốt cuộc đời người bệnh sau khi xâm nhập. Dịch tễ học: Nhiễm trùng EBV chiếm hơn 90% dân số loàingười và xảy ra sớm trong cuộc đời. Bệnh cảnh nhiễm trùng EBV rấtđa dạng có thể nhẹ, tự giới hạn nhưng cũng có thể rất nặng. Chẩn đoán nhiễm trùng EBV: do xét nghiệm huyết thanh học cónhiều hạn chế nên hiện nay chủ yếu dựa vào phản ứng khuếch đạichuỗi gen (Real-time PCR) cho phép định lượng được số copiesEBV-DNA. Trong một số bệnh lý ác tính liên quan đến EBV, việcđo và theo dõi tải lượng EBV được xem là cần thiết để tầm soát cũngnhư theo dõi đáp ứng điều trị và tiên lượng bệnh. Tuy vậy, đối vớiTBM-EBV, y văn chưa nhiều nghiên cứu về vấn đề này.2.2 Hội chứng Thực bào máu Thực bào máu (TBM) là một tình trạng rối loạn chức năng củalympho T và đại thực bào trong đáp ứng miễn dịch dẫn tới cơn bãocytokine gây tổn thương các cơ quan và nguy cơ tử vong.2.2.1 Phân loại: TBM được chia thành hai thể: 1/Thể nguyên phát hay còn gọi làthể gia đình (primary HLH, familial HLH) do có liên quan đến độtbiến gen; 2/Thể thứ phát không liên quan đột biến gen, xảy ra saumột số tác nhân như nhiễm trùng, tự miễn, ác tính.2.2.2 Sinh bệnh học: Các tế bào miễn dịch tham gia vào sinh bệnh học của TBM gồmđại thực bào (tế bào trình diện kháng nguyên), tế bào giết tự nhiên 4(NK), lympho T gây độc (CTLs). Do có sự khiếm khuyết chức nănggây độc tế bào của NK, CTLs, dẫn đến trình diện kháng nguyên liêntục, gây đáp ứng viêm mất kiểm soát dẫn đến cơn bão cytokine làmtổn thương đa cơ quan trong bệnh cảnh TBM. Các cytokine tiềnviêm (IFN-γ, TNF-α, IL-6, IL-8, IL-12, IL-18) và kháng viêm (IL-10) tăng cao tro ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: