Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chế tạo tấm tế bào sụn từ tế bào gốc mô mỡ và màng chân bì ứng dụng điều trị tổn thương bề mặt sụn khớp trên mô hình thỏ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu chế tạo tấm tế bào sụn từ tế bào gốc mô mỡ và màng chân bì ứng dụng điều trị tổn thương bề mặt sụn khớp trên mô hình thỏ" được nghiên cứu với mục tiêu là: Thiết lập quy trình phân lập, nuôi cấy và định danh tế bào gốc trung mô từ mô mỡ thỏ; Xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả phục hồi tổn thương bề mặt sụn khớp in vivo của tấm tế bào sụn trên mô hình thỏ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chế tạo tấm tế bào sụn từ tế bào gốc mô mỡ và màng chân bì ứng dụng điều trị tổn thương bề mặt sụn khớp trên mô hình thỏ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------------------------- ĐẶNG TRẦN QUÂN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO TẤM TẾ BÀO SỤN TỪ TẾ BÀO GỐC MÔ MỠ VÀ MÀNG CHÂN BÌ ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG BỀ MẶT SỤN KHỚP TRÊN MÔ HÌNH THỎ Ngành: Khoa học y sinh Mã số: 9720101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. Hồ Chí Minh, năm 2022 Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Công Toại PGS.TS. Ngô Quốc Đạt Phản biện 1: …………………………………………… Phản biện 2 ……………………………………………… Phản biện 3: …………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM - Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM 1 1. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN a. Lý do và tính cần thiết của nghiên cứu: Tỷ lệ mắc các bệnh lý về khớp đang ngày càng tăng. Trên thế giới có khoảng 263 triệu người gặp tình trạng thoái hóa khớp và khoảng 20% người trưởng thành từ 45 tuổi ở Mỹ được chẩn đoán bằng X-quang. Tại Việt Nam, tỷ lệ lưu hành bệnh thoái hóa khớp gối trên X- quang là 44,6% ở người trên 40 tuổi. Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng, trong những trường hợp tổn thương nặng thì phẫu thuật thay khớp thường được lựa chọn. Tuy nhiên các phương pháp hiện tại không giúp tái tạo, phục hồi lớp mô sụn bề mặt khớp bị tổn thương. Vì vậy nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo tấm tế bào sụn từ tế bào gốc mô mỡ và màng chân bì ứng dụng điều trị tổn thương bề mặt sụn khớp trên mô hình thỏ”. b. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tiềm năng tái tạo mô sụn của tấm tế bào sụn trên mô hình thỏ. Mục tiêu chuyên biệt:  Thiết lập quy trình phân lập, nuôi cấy và định danh tế bào gốc trung mô từ mô mỡ thỏ.  Thiết lập quy trình tạo tấm tế bào sụn từ tế bào gốc trung mô từ mỡ thỏ và màng chân bì.  Xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả phục hồi tổn thương bề mặt sụn khớp in vivo của tấm tế bào sụn trên mô hình thỏ. 2 c. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu thực nghiệm mô tả (mỗi thí nghiệm được lập lại 3 lần). Đối tượng nghiên cứu là màng chân bì da được thu nhận từ da người hiến và tế bào gốc trung mô (TBGTM) thu nhận từ mô mỡ thỏ. d. Những đóng góp mới của nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn: Ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến TBGTM thu nhận từ mô mỡ chuột, mô mỡ người. Những nghiên cứu ban đầu về điều trị tổn thương bề mặt sụn khớp chủ yếu sử dụng các phương pháp ghép mô tự thân. Sau đó là ứng dụng tế bào gốc như tiêm tế bào gốc trực tiếp tại vùng bề mặt sụn bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng đơn thuần tế bào gốc để điều trị tổn thương bề mặt sụn khớp chưa cho thấy hiệu quả như mong đợi vì tế bào gốc không thể lắp đầy vùng tổn thương hoặc tái tạo vùng sụn bị tổn thương. Đã có những nghiên cứu tiến hành thu nhận TBGTM từ mô mỡ người, thu nhận giá thể màng chân bì da người và tạo được tấm tế bào sụn công nghệ in vitro. Đây là công trình nghiên cứu in vivo đầu tiên đánh giá hiệu quả tái tạo mô sụn bề mặt khớp bị tổn thương của tấm tế bào sụn trên mô hình động vật. Kết quả thu được từ nghiên cứu là tiền đề để tạo ra một hướng điều trị tổn thương bề mặt sụn khớp trên người nhằm giúp tái tạo và phục hồi lớp mô sụn bị tổn thương. e. Bố cục của luận án: Luận án có 92 trang, gồm các phần: Mở đầu (3 trang), Tổng quan tài liệu (29 trang), Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (15 trang), Kết quả (27 trang), Bàn 3 luận (15 trang), Kết luận (3 trang), Kiến nghị (1 trang). Luận án có 27 hình, 10 bảng và 182 tài liệu tham khảo bao gồm tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Công nghệ mô sụn: Các thành phần cơ bản để tạo ra tấm tế bào sụn dựa trên nền tảng công nghệ mô gồm có 3 yếu tố là tế bào, giá thể và các yếu tố hoạt hóa sinh học để hỗ trợ quá trình tạo sụn. Trong đó, giá thể kết hợp với yếu tố hoạt hóa sinh học sẽ tạo một môi trường thuận lợi giúp cho sự tăng trưởng và biệt hóa của tế bào, đồng thời giá thể còn giúp tạo sự toàn vẹn cơ học khi cấy ghép in vivo. Sự tăng sinh, hoạt động biến dưỡng và biệt hóa của tế bào sẽ được định hướng thông qua tác động của các yếu tố tăng trưởng. Nguồn tế bào được sử dụng trong công nghệ mô sụn được nghiên cứu ứng dụng nhiều hiện nay là TBGTM, đây được cho là sự lựa chọn phù hợp thay thế cho tế bào sụn trong việc tái tạo mô. Không những khắc phục được những nhược điểm khi cấy ghép tế bào sụn, TBGTM còn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: