Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học và điều trị phình động mạch não vòng tuần hoàn sau bằng can thiệp nội mạch

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 555.00 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học và điều trị phình động mạch não vòng tuần hoàn sau bằng can thiệp nội mạch" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của các phình động mạch não tuần hoàn sau trên cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và chụp mạch số hóa xóa nền; Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch và theo dõi trung hạn sau can thiệp đối với các phình mạch não tuần hoàn sau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học và điều trị phình động mạch não vòng tuần hoàn sau bằng can thiệp nội mạch BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ======= LÊ HOÀNG KIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌCVÀ ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO VÒNGTUẦN HOÀN SAU BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH Chuyên ngành : Chẩn đoán hình ảnh Mã số : 9720111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2023 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘINgười hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phạm Minh ThôngPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3:Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trườnghọp tại Trường Đại học Y Hà NộiVào hồi giờ ngày tháng năm 2023Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện trường Đại Học Y Hà Nội CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN1. Lê Hoàng Kiên .(2023). Tạp chí Y học Việt Nam số 1B, tháng 8 năm 2023, trang 1-5, “Đặc điểm hình ảnh và can thiệp nội mạch phình động mạch não vòng tuần hoàn phía sau”2. Lê Hoàng Kiên .(2019.) Tạp chí Journal of Medical Research, tập 118 E4, Số 2, năm 2019, trang 88-95, “ Result and experience of endovascular treatment for posterior circulation aneurysm at Bachmai Hospital” 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Phình động mạch não (PĐMN) tuần hoàn sau ít gặp hơn tuần hoàn trước (chiếmkhoảng 10-15%) tùy theo nghiên cứu. Xuất huyết do vỡ PĐMN tuần hoàn saunghiêm trọng hơn xuất huyết do vỡ phình tuần hoàn trước với tình trạng lâm sàngnặng hơn khi nhập viện và tỷ lệ tử vong cao hơn. Theo nghiên cứu của Schievink WIvà cộng sự (1995) thì tỷ lệ sống sau 48 giờ của PĐMN vỡ với nhóm tuần hoàn saulà 32% và tuần hoàn trước là 77%, giảm xuống sau 30 ngày là 11% và 57%. Ngoàira, tỷ lệ tái vỡ túi phình tuần hoàn sau cao hơn so với tuần hoàn trước. Có nhiều lựachọn can thiệp nội mạch điều trị chứng PĐMN tuần hoàn sau phụ thuộc vào vị trígiải phẫu như đỉnh thân nền, động mạch tiểu não trên, động mạch tiểu não sau dướivà đoạn V4 của ĐM đốt sống và biểu hiện lâm sàng của PĐMN như: tắc túi phìnhbằng VXKL đơn thuần hoặc có các thiết bị hỗ trợ như bóng hoặc giá đỡ nội mạchhoặc Stent đổi hướng dòng chảy chẹn cổ, tắc mạch mang vĩnh viễn và hiện nay làStent đổi hướng dòng chảy làm tắc túi phình nhưng vẫn bảo tồn mạch mang. Mặc dùtại Việt Nam nghiên cứu điều trị phình mạch não đã thực hiện tại nhiều trung tâm,nhưng chưa có nhiều nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị can thiệp nội mạchPĐMN tuần hoàn sau một cách đầy đủ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học và điều trị phình mạch não thuộc vòng tuầnhoàn phía sau bằng can thiệp nội mạch” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của các phình động mạch não tuần hoàn sau trên cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ và chụp mạch số hóa xóa nền. 2. Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch và theo dõi trung hạn sau can thiệp đối với các phình mạch não tuần hoàn sau.1. Tính cấp thiết của đề tài Phình mạch não tuần hoàn sau thuộc nhóm phình ít gặp nguy cơ cao, trong khiđó biến chứng vỡ phình tuần hoàn sau có tỷ lệ tử vong cao hơn rất nhiều so với phìnhtuần trước và tỷ lệ tử vong chung của phình mạch não nội sọ. Vì vậy việc phát hiệnsớm phình mạch não tuần hoàn sau chưa vỡ để có chiến lược theo dõi và điều trị sớmcho bệnh nhân là rất cần thiết. Cũng như khi phát hiện ra phình tuần hoàn sau nguycơ cao và phình đã vỡ gây chảy máu dưới nhện thì việc lựa chọn phương phát điềutrị như thế nào được đặt ra. Với sự phát triển của các máy móc và dụng cụ can thiệpnội mạch đã góp phần tăng thêm sự lựa chọn điều trị cũng như cải thiện tiên lượngsống và hồi phục sau điều trị của phình tuần hoàn sau. Trên thế giới có rất nhiềunghiên cứu trong nhiều năm với số lượng bệnh nhân tương đối hạn chế vì tỷ lệ gặphạn chế của phình tuần hoàn sau nhưng cũng giúp chúng ta có cái nhìn về chiến lượcđiều trị phình tuần hoàn sau. Tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về phình mạchnão nói chung nhưng chỉ nói riêng về nhóm phình tuần hoàn sau lại rất ít và số lượngbệnh nhân hạn chế vì vậy NC của chúng tôi đem lại cái nhìn tổng quan về lâm sàngcũng như hình ảnh trên các phương tiện CĐHA, các đặc điểm của phình tuần saucũng như các phương pháp điều trị nội mạch được đề ra, các biến chứng và cách khắc 2phục. Sau cùng là hiệu quả của các phương pháp điều trị được đánh giá bằng sự phụchồi lâm sàng theo thang điểm mRS và mức độ tắc PĐMN theo dõi sau đó.2. Những đóng góp mới của luận án: - Triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu. Biến chứng vỡ phình ở tuần hoàn saucó tỷ lệ gây lâm sàng nặng Hunt - Hess và chảy máu dưới nhện - chảy máu não thấtFisher III-IV rất cao. Phình tuần hoàn sau gặp nhiều nhất ở ĐM đốt sống (47,4%),hay gặp thứ hai là ĐM thân nền (25,3%). Phình tuần hoàn sau có tỷ lệ gặp phình hìnhthoi rất cao chiếm 46,3%, còn lại là phình hình túi chiếm 53,7%. Tỷ lệ phình tuầnhoàn sau có nhánh mạch xuất phát từ cổ hoặc thân túi phình khá thường gặp lên đến20%. - Điều trị can thiệp nội mạch phình mạch não tuần hoàn sau là khả thi và hiệuquả do: tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật 100%, túi phình tắc hoàn toàn sau can thiệpcao (từ 78,3% của nhóm VXKL có chẹn bóng đến 100% của nhóm nút tắc mạchmang). Còn dòng chảy ở cổ túi có 9,5% ở nhóm VXKL trực tiếp, 21,7% ở nhóm cóchẹn bóng. Tỷ lệ tắc không hoàn toàn sau can thiệp thấp (ở nhóm VXKL 9,5%). Taibiến chính bao gồm: huyết khối tắc mạch, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: