Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen kras, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 699.90 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (48 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS, BRAF với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét bước đầu kết quả điều trị đích ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biến gen kras, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng !1 PHẦN A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư đại trực tràng là bệnh ác tính có thể gặp ở mọi lứatuổi và ở cả hai giới nam và nữ. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc chuẩn theotuổi là 10,1/100.000 dân, đứng hàng thứ sáu trong các bệnh ung thưcủa cả hai giới. Những phát hiện mới về cơ chế bệnh sinh ở mức độphân tử cho thấy ung thư đại trực tràng là kết quả sự tích lũy các độtbiến gen. Những đột biến này làm suy giảm hoặc tăng cường quámức các tín hiệu tế bào gây rối loạn các quá trình phát triển, phânchia, biệt hóa, chết theo chương trình (apotosis) dẫn đến phát sinhung thư. Đột biến gen gây ung thư KRAS và BRAF có tính đa dạngvề vị trí, kiểu dạng và đã được chứng minh gây kháng thuốc điều trịđích EGFR ở người bệnh ung thư đại trực tràng. Đột biến gen KRASđược phát hiện từ 30% đến 50% và đột biến gen BRAF được pháthiện từ 5% đến 15%. Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chínhgiúp loại bỏ khối u. Các hóa chất nhắm đích EGFR góp phần cảithiện đáng kể tỷ lệ khỏi bệnh và kéo dài thời gian sống cho ngườibệnh. Tuy nhiên, thuốc chỉ mang lại lợi ích cho những người bệnhkhông có đột biến gen KRAS và gen BRAF. Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vàđột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràngđược thực hiện với các mục tiêu sau 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đột biếngen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. 2. Mối liên quan giữa đột biến gen KRAS, BRAF với đặcđiểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét bước đầu kết quả điều trịđích ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. !22. TÍNH CẤP THIẾT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Thuốc điều trị đích đã được chứng minh có tác dụng kéo dàithời gian sống bệnh không tiến triển và thời gian sống tổng thể ởbệnh nhân ung thư đại trực tràng. Nhưng thuốc chỉ có tác dụng vớinhững bệnh nhân không có đột biến gen KRAS và gen BRAF. Vì vậyxác định đột biến gen KRAS, BRAF là cần thiết trước khi chỉ địnhđiều trị đích cho bệnh nhân. Tại Việt Nam, số bệnh nhân ung thư đại trực tràng ngày càngtăng và nhu cầu điều trị đích ngày càng nhiều. Tuy nhiên, chưa cónghiên cứu nào khảo sát đột biến cả hai gen KRAS và gen BRAF ởbệnh nhân ung thư đại trực tràng. Do đó nghiên cứu đặc điểm lâmsàng, cận lâm sàng và đột biến gen KRAS, BRAF ở bệnh nhân ungthư đại trực tràng là cần thiết và rất đáng quan tâm.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài đã đưa ra được tần suất và các dạng đột biến genKRAS, BRAF; mối liên quan của đột biến gen KRAS, BRAF với vớimột số đặc điểm lâm sàng, hóa sinh, nội soi, mô bệnh học. Nghiêncứu giúp cho các thầy thuốc lâm sàng thấy được tính cần thiết của xétnghiệm các gen KRAS, BRAF và giá trị tiên lượng đột biến genKRAS, BRAF không thể dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, cận lâmsàng nội soi, hóa sinh và độ mô học.4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án có 119 trang, bao gồm: Đặt vấn đề (02 trang), Tổng quan tài liệu (37 trang) Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (18 trang) Kết quả nghiên cứu (28 trang) Bàn luận (31 trang), Kết luận (02 trang), Kiến nghị (01 trang). Luận án có 22 bảng, 22 biểu đồ, 1 sơ đồ, 34 hình, 13 phụ lụcvà 209 tài liệu tham khảo (197 tiếng Anh, 12 tiếng Việt). !3 Phần B: NỘI DUNG LUẬN ÁN CHƯƠNG 1
 TỔNG QUAN1.1. Bệnh ung thư đại trực tràng Ung thư đại trực tràng là bệnh ác tính có thể gặp ở mọi lứatuổi và ở cả hai giới nam và nữ. Biểu hiện lâm sàng của ung thư đạitrực tràng ở giai đoạn sớm thường không rõ ràng nên đa số ngườibệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Ung thư đại trực tràng là kếtquả sự tích lũy các đột biến gen làm suy giảm hoặc tăng cường quámức các tín hiệu nội bào gây rối loạn các quá trình phát triển, phânchia, biệt hóa, chết theo chương trình (apotosis) của tế bào dẫn đếnphát sinh ung thư. Đột biến gen KRAS được phát hiện từ 30% đến50% và đột biến gen BRAF từ 5% đến 15% các trường hợp ung thưđại trực tràng. Hiện nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị chínhgiúp loại bỏ khối u. Các hóa chất nhắm đích thụ thể EGFR góp phầncải thiện đáng kể tỷ lệ khỏi bệnh và kéo dài thời gian sống cho ngườibệnh không có đột biến gen KRAS và gen BRAF.1.2. Các con đường tín hiệu trong ung thư đại trực tràng Thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR) có trên bề mặt tếbào có ái lực cao với yếu tố phát triển biểu mô (EGF - epidermalgrowth factor). Khi EGF gắn với EGFR sẽ kích hoạt hoạt tínhtyrosine kinase nội bào của thụ thể. Tiếp theo, các tyrosine kinase sẽkhởi động một dòng thác tín hiệu để tác động lên nhiều quá trình hóasinh trong tế bào như: tăng nồng độ Ca2+ nội bào, tăng cường qu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: