Danh mục

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật cắt gan do ung thư tế bào gan sau nút động mạch gan

Số trang: 48      Loại file: pdf      Dung lượng: 825.87 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm Đánh giá kết quả cắt gan được nút động mạch gan trước mổ trong điều trị ung thư tế bào gan. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư tế bào gan được nút động mạch gan trước mổ cắt gan. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung của luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật cắt gan do ung thư tế bào gan sau nút động mạch gan 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. Đặt vấn đề Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC-Hepatocellular Carcinoma) làmột trong các loại ung thư gan nguyên phát hay gặp nhất. Trong cáckhối u gan gồm nhiều loại khác nhau: lành tính, ác tính, nguyên phát,thứ phát, trong đó ung thư tế bào gan (UTTBG) chiếm 90% tổng sốung thư gan và là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trong tổngsố nguyên nhân tử vong do ung thư, hàng năm có khoảng 1 triệutrường hợp tử vong do UTTBG. Trong khoảng 2 thập kỷ qua tỷ lệbệnh nhân mắc viêm gan B, C không ngừng tăng lên. Tại Mỹ cókhoảng 3 triệu người mắc viêm gan C và 1,2 triệu người mắc viêmgan B, trong đó có khoảng 0,5%-5% phát triển thành ung thư mỗinăm. Tuy nhiên tỷ lệ UTTBG tại Mỹ vẫn còn thấp hơn tại các nướcĐông Nam Á, Châu Phi và Trung Quốc. Phẫu thuật cắt gan là phương pháp điều trị cơ bản cho UTTBG.Tuy nhiên, tỷ lệ cắt bỏ trong UTTBG chỉ chiếm khoảng 30%. Trongđó cắt gan lớn thường gặp, chiếm tỷ lệ 76% các trường hợp cắt gando UTTBG. Có nhiều phương pháp khác nhau điều trị UTTBG như:tiêm cồn, đốt sóng cao tần, nút mạch hóa chất hoặc phẫu thuật. Trongđiều trị khối u gan các phương pháp này có thể được phối hợp vớinhau tùy thuộc giai đoạn bệnh, tính chất, đặc điểm tổn thương củakhối u. Việc phối hợp các phương pháp điều trị này nhằm tăng tỉ lệđiều trị triệt căn từ đó làm tăng thời gian sống và giảm tỉ lệ tái phátsau mổ. Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng có đến 50-60% các trường hợp UTTBG được phẫu thuật tái phát trong vòng 2năm đầu sau mổ, đặc biệt ở những trường hợp khối u gan lớn có kíchthước trên 5cm do thường có nhân vệ tinh và xâm lấn các mạch máutrong gan. Với đặc điểm khối u giàu mạch và thường phát triển trên nền ganxơ, chức năng gan kém nên việc phối hợp nút động mạch (ĐM) hóachất trước sau đó phẫu thuật trong trường hợp thể tích gan còn lại đủ 2hoặc phối hợp nút ĐM hóa chất với nút tĩnh mạch cửa (TMC) trongtrường hợp thể tích gan còn lại không đủ, sau đó phẫu thuật là mộtbiện pháp điều trị hiệu quả đối với UTTBG vì vừa làm tăng tỉ lệ bệnhnhân được phẫu thuật, đồng thời làm giảm tỉ lệ tái phát và kéo dàithời gian sống sau mổ. Chính vì lợi ích của các biện pháp can thiệpmạch trước mổ UTTBG mà phương pháp này đã được áp dụngthường quy tại nhiều trung tâm gan mật trên thế giới. Tại Việt Namnút động mạch gan (ĐMG) để điều trị UTTBG không còn chỉ địnhmổ đã được áp dụng từ lâu. Tuy nhiên nút ĐMG hoặc nút ĐMG phốihợp nút TMC trước mổ cắt gan thì mới được áp dụng. Do đó chúngtôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàngvà kết quả phẫu thuật cắt gan do ung thư tế bào gan sau nútđộng mạch gan” với 2 mục tiêu:1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư tế bào gan được nút động mạch gan trước mổ cắt gan.2. Đánh giá kết quả cắt gan được nút động mạch gan trước mổ trong điều trị ung thư tế bào gan.2. Tính cấp thiết của đề tài Cho đến nay phẫu thuật cắt gan vẫn là phương pháp điều trị cơbản ung thư tế bào gan. Tuy nhiên tỉ lệ cắt bỏ chỉ chiếm khoảng 30%và có đến 50-60% tái phát trong vòng 2 năm đầu. Nút động mạch ganđơn thuần hoặc nút ĐMG phối hợp với nút tĩnh mạch cửa trước mổtrong điều trị ung thư tế bào gan đã được nhiều trung tâm phẫu thuậtgan-mật trên thế giới do làm tăng tỉ lệ bệnh nhân được phẫu thuật cắtbỏ, giảm tỉ lệ tái phát sau mổ và kéo dài thời gian sống thêm. Tại Việt Nam nút động mạch gan hoặc nút động mạch gan phốihợp nút tĩnh mạch cửa điều trị khối ung thư tế bào gan được nhiềutrung tâm áp dụng. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đánh giáđầy đủ về vai trò của nút động mạch gan hoặc nút động mạch phốihợp với nút tĩnh mạch cửa trước mổ. Do đó nghiên cứu này nhằmđánh giá vai trò của nút động mạch gan trước mổ và các yếu tố ảnh 3hưởng đến tái phát và thời gian sống thêm sau mổ giúp cải thiện yếutố tiên lượng ở những bệnh nhân ung thư tế bào gan và góp phần vàosự phát triển của chuyên nghành gan mật tại Việt Nam.3. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu về đặc điểmlâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật cắt gan ở bệnh nhânung thư tế bào gan được nút động mạch gan trước mổ từ đó đưa rachỉ định đúng ở những trường hợp cần can thiệp mạch trước mổnhằm cải thiện thời gian sống và giảm tỉ lệ tái phát sau mổ. Nghiên cứu tiến hành ở 100% bệnh nhân ung thư tế bào gan đượcnút động mạch gan trước mổ hoắc nút động mạch gan phối hợp vớinút tĩnh mạch cửa phải phì đại gan trái nếu thể tích gan trái còn lạikhông đủ.4. Bố cục của luận án Luận án dày 125 trang khổ giấy A4, được phân ra 4 chương, trongđó: đặt vấn đề 02 trang, tổng quan: 37 trang, đối tượng và phươngpháp nghiên cứu: 12 trang, kết quả nghiên cứu: 33 trang, bàn luận: 38trang, kết luận và kiến nghị: 3 trang. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN1.1. Cơ sở giải phẫu gan và sự phân chia gan1.1.1. Hình thể ngoài và phân chia gan Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể, chiếm khoảng 2-3% trọnglượng cơ thể, có 2 thùy điển hình được mô tả theo 2 cách: giải phẫuhình thái học và giải phẫu chức năng. Gan nằm khu trú ở ¼ trênmạc treo đại tràng ngang bên phải, dưới cơ hoành, được bảo vệbởi khung xương sườn và được giữ đúng vị trí bởi hệ thống cácdây chằng (dây chằng tròn, dây chằng tam giác phải và dây chằngtam giác trái). Sự phân chia của gan: theo cổ điển dựa vào hình thể ngoài, ganđược chia thành 2 thuỳ phải và trái. Có 3 phân loại được sử dụng 4nhiều trên thế giới đại diện cho 3 trường phái về phân chia gan: hệAnh Mỹ, hệ Pháp và Việt Nam. Thuỳ gan dùng để gọi các thuỳ cổđiển theo hình thể ngoài của gan, nửa gan phải và trái ngăn c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: